Trước khi xây dựng nội dung chương trình, chúng tôi đã khảo sát nhu cầu và nhận được nhiều câu hỏi của các doanh nghiệp mong muốn được giải đáp tại diễn đàn này như hầu hết các ngành hàng đều có người dẫn đầu, vậy cách thức nào các thương hiệu đi sau. Làm thế nào để có thể phát triển trong ngành hàng đã có những kẻ thống trị. Sản phẩm và giá thành tốt nhưng tại sao doanh nghiệp vẫn không cạnh tranh được

Ông Nguyễn Văn Phương – và Truyền thông Sage cho rằng hầu hết các ngành hàng đều có người dẫn đầu nên thương hiệu đi sau cần thể hiện được sự độc đáo của mình mới có thể phát triển.

Một tuần nữa sự kiện đầu tiên và quy mô nhất về thương hiệu tại Việt Nam – Vietnam Brand Matters sẽ diễn ra. Đứng đằng sau chương trình đang được cộng đồng doanh nghiệp đón đợi này là một doanh nhân trẻ đang ấp ủ rất nhiều ý tưởng và tâm huyết đưa thương hiệu Việt bứt phá – ông Nguyễn Văn Phương, Giám đốc Học viện Thương hiệu và Truyền thông Sage. Ông Phương có cuộc chia sẻ với độc giả về vấn đề này.

* Lý do Sage quyết định tổ chức chương trình Vietnam Brand Matters – diễn đàn đầu tiên về thương hiệu Việt Nam vào thời điểm này?

Thời điểm này, vấn đề thương hiệu đang trở nên rất nóng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào nhiều sân chơi quốc tế như Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC), Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP.Nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng thương hiệu đã được đưa ra thảo luận như xây dựng thương hiệu quốc gia, xây dựng thương hiệu địa phương, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam, định vị thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế…
tao-khac-biet-thuong-hieu-de-thanh-cong-6587
Chúng tôi nhận thấy phải vào cuộc ngay và có trách nhiệm với các vấn đề nêu trên nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặt khác, Việt Nam vẫn chưa có một sân chơi nào giúp các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, bàn bạc và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm xây dựng thương hiệu vững mạnh. Đó là những lý do ra đời của Vietnam Brand Matters – diễn đàn thường niên song hành cùng doanh nghiệp.

* Các sự kiện lớn hướng đến đối tượng doanh nhân thường tập trung nhiều hơn ở TP HCM, tại sao Vietnam Brand Matters lại chọn địa điểm tổ chức là Hà Nội?

Chọn Hà Nội làm địa điểm tổ chức năm đầu tiên, đây là một sự ưu ái dành cho các doanh nghiệp phía Bắc, nơi có nền tảng thương hiệu còn thấp hơn so với các thương hiệu ở phía Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi muốn tác động tới các nhà làm chính sách và các cơ quan chức năng về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, để từ đó có những chính sách và chương trình thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp. Về lâu dài, Vietnam Brand Matters sẽ tổ chức tại cả TP HCM và Hà Nội.

* Diễn ra chỉ trong một ngày 14/10, với khoảng thời gian ngắn như vậy, làm thế nào để Vietnam Brand Matters có thể cung cấp những giải pháp ứng dụng được ngay cho doanh nghiệp như ban tổ chức đã khẳng định?

Trước khi xây dựng nội dung chương trình, chúng tôi đã khảo sát nhu cầu và nhận được nhiều câu hỏi của các doanh nghiệp mong muốn được giải đáp tại diễn đàn này như hầu hết các ngành hàng đều có người dẫn đầu, vậy cách thức nào các thương hiệu đi sau. Làm thế nào để có thể phát triển trong ngành hàng đã có những kẻ thống trị. Sản phẩm và giá thành tốt nhưng tại sao doanh nghiệp vẫn không cạnh tranh được. Xây dựng thương hiệu liệu chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn, có nhiều ngân sách. Doanh nghiệp mới ra đời làm thương hiệu trước hay tập trung vào bán hàng trước. Cách thức xây dựng thương hiệu trong B2B khác với B2C. Không thể áp dụng B2C hoàn toàn cho B2B, vậy cách thức nào cho các doanh nghiệp B2B?

Trong ngày 14/10, các doanh nhân, chuyên gia của Vietnam Brand Matters2015 sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và thảo luận trực tiếp tại diễn đàn để giải quyết các vấn đề trên. Hơn nữa, sau sự kiện chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành với người tham dự và các doanh nghiệp thông qua các chương trình giao lưu trực tuyến để trả lời các vấn đề mang tính cụ thể hơn cho các doanh nghiệp, đồng thời duy trì cộng đồng Vietnam Brand Matters để thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và tìm ra giải pháp.

* Thông điệp mà Vietnam Brand Matters VBM muốn gửi đến cộng đồng doanh nhân là gì?

Xây dựng công ty, tổ chức và chiến thắng trong cạnh tranh thông qua nền tảng khác biệt về thương hiệu.

Sau sự kiện mở đầu, Sage dự kiến sẽ đưa những chủ đề mới đến với cộng đồng doanh nhân trong những năm tiếp theo như xây dựng thương hiệu địa phương và tiếp thị điểm đến, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt, xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp Startup và SME… Chúng tôi sẽ lựa chọn chủ đề mang lại giá trị nhất và có tính cấp thiết cao nhất để đưa ra tổ chức.

* Trước khi đến với Sage, ông đã trải qua nhiều môi trường làm việc trong và ngoài nước, điều gì thôi thúc ông gắn bó với lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo – tư vấn thương hiệu và đồng hành giúp thương hiệu Việt cất cánh?

Marketing như ăn vào máu tôi vậy. Phần hay nhất – trái tim của marketing là xây dựng thương hiệu. Xây dựng thương hiệu đòi hỏi vừa phải có đầu óc logic và phân tích chiến lược vừa đòi hỏi tư duy về hình ảnh và sáng tạo. Đó là lý do mà marketing vừa được coi là môn khoa học vừa là môn nghệ thuật. Marketing hay vậy làm sao tôi có thể không bị hấp dẫn được.

Đến với Sage cũng là một cái duyên khi tôi gặp được những người cùng chí hướng, cùng đam mê và muốn đóng góp cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt. Có 3 điều thôi thúc tôi gắn bó với lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo và tư vấn thương hiệu và marketing. Đó là được làm công việc mình yêu thích, mang lại giá trị cho cộng đồng, và cuối cùng là mang lại giá trị cho bản thân. Thế nên, bạn bè hay gọi tôi là “Mr. marketing” hay “Phuong CMO” (Chief Marketing Officer), và tôi rất thích cái tên này.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

BÌNH LUẬN