Thế mạnh của chúng tôi là sản xuất, còn lợi thế của Tous les Jours là thương mại, việc hợp tác này mang đến lợi ích cho cả hai bên. Tôi mong muốn trong cùng nhóm ngành, thay vì cạnh tranh, các DN phải đoàn kết lại để chia sẻ kinh nghiệm, tạo ra cơ hội để cùng nhau phát triển. Điều này sẽ giúp ngành của mình mạnh hơn và hình ảnh các DN trong ngành cũng được “thơm lây”.

“Nhân hiệu” Kao Siêu Lực với hơn 20 năm gắn bó trong ngành bánh ngọt đã giúp dù còn khá non trẻ (thành lập năm 2007) nhưng đã “sở hữu” một danh sách khách hàng mà bất kỳ doanh nghiệp (DN) nào cũng mơ ước, đó là những chuỗi thức ăn nhanh quốc tế như McDonalds, Carls Jr., Burger King, Dunkin Donuts…; hay các chuỗi cà phê như Starbucks, The Coffee Bean & Tea Leaf và cả những siêu thị, cửa hàng tiện lợi có tiếng như Aeon, FamilyMart, Circle K…

Thương hiệu – tải sản đáng giá ngàn vàng của doanh nghiệp / Tạo khác biệt thương hiệu để thành công

Tuy vậy, với nhà sáng lập thương hiệu ABC Bakery, dù khách hàng lớn hay nhỏ thì nguyên tắc tiếp cận của DN do ông điều hành là như nhau về chất lượng sản phẩm, giá cả và phong cách phục vụ.

* Khi những thương hiệu F&B (Food & Beverage – Thực phẩm và đồ uống) quốc tế vào Việt Nam, nhiều ý kiến lo ngại cho khả năng cạnh tranh của thương hiệu nội. và điều này có thể thấy ở thị trường bánh mì thông qua sự xuất hiện của chuỗi cửa hàng Paris Baguette, Tous les Jours, BreadTalk… Quan điểm của ông về vấn đề này?

Tôi nghĩ, tại sao mình không tìm cách biến đối thủ thành đối tác? Khi Tous les Jours vào Việt Nam, nhiều người nghĩ họ sẽ chiếm lĩnh thị trường, là đối thủ đáng ngại nhưng giờ đây, ABC Bakery và họ là đối tác của nhau, chúng tôi đang cung ứng một số loại bánh cho chuỗi cửa hàng Tous les Jours.

Thế mạnh của chúng tôi là sản xuất, còn lợi thế của Tous les Jours là thương mại, việc hợp tác này mang đến lợi ích cho cả hai bên. Tôi mong muốn trong cùng nhóm ngành, thay vì cạnh tranh, các DN phải đoàn kết lại để chia sẻ kinh nghiệm, tạo ra cơ hội để cùng nhau phát triển. Điều này sẽ giúp ngành của mình mạnh hơn và hình ảnh các DN trong ngành cũng được “thơm lây”.

Ngay như nước Pháp, họ rất quan tâm đến vấn đề ẩm thực, đặc biệt là nghề làm bánh mì. Trong những cuộc thi quốc tế về làm bánh mì, đích thân Tổng thống đến tham dự và bắt tay từng vị giám khảo để tỏ ý tôn trọng nghề làm bánh. Họ tận dụng ẩm thực để giới thiệu hình ảnh nước Pháp với thế giới, bất kỳ ai đến Pháp cũng đều muốn một lần thưởng thức hoặc rượu vang, hoặc bánh mì.

Họ đã tạo ra hình ảnh đẹp về người thợ làm bánh trong bộ đồng phục quần áo và mũ trắng, làm ra món ngon cho người khác thưởng thức và cảm thấy hạnh phúc vì mang đến niềm vui cho các gia đình. Ẩm thực của Việt Nam cũng đa dạng, ngoài những món như phở, cơm tấm, bánh mì Việt Nam cũng có những điểm đặc biệt mà nhiều báo nước ngoài đã đề cập nhưng rất tiếc là hình ảnh chưa được quảng bá tương xứng.

* Ở Việt Nam, đặc biệt liên quan đến ẩm thực, mỗi DN đều giữ “bí quyết” riêng để làm lợi thế cạnh tranh nên sẽ rất khó có chuyện ngồi lại chia sẻ kinh nghiệm. Mong muốn của ông có vẻ không dễ thực hiện?

Tôi may mắn được nhiều nước như Singapore, Philippines, Thái Lan… mời sang chia sẻ kinh nghiệm. Để làm ra một loại bánh, công thức dù ở Việt Nam hay nơi khác đều như nhau nên cũng đừng ngại chuyện “lộ bí quyết”. Trên thương trường, chuyện thiệt – hơn của một DN còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, từ khâu đầu vào như lựa chọn nguyên liệu, tổ chức sản xuất, chất lượng sản phẩm cho đến khâu quản lý, sắp xếp thành phẩm.

Thương hiệu là tài sản vô giá của DN, xây dựng được nó là điều không đơn giản, giữ được lại càng khó khăn.
Tất cả những yếu tố này tạo nên độ nhận diện cho một thương hiệu. Trong của người Hoa, họ hay nhắc đến phương châm “bảng hiệu vàng”. Với họ, thương hiệu càng cũ, càng giá trị. Có những gia đình dù trải qua 4 – 5 thế hệ kế thừa vẫn giữ nguyên một thương hiệu, họ chấp nhận lời ít, giữ vững chất lượng để đi đường dài. Thương hiệu là tài sản vô giá của DN, xây dựng được nó là điều không đơn giản, giữ được lại càng khó khăn.

Trong thời buổi hội nhập như hiện nay, giá trị của thương hiệu càng được xem trọng, không ít DN nội tỏ ra bi quan trước sự xuất hiện dày đặc của thương hiệu ngoại nhưng đó là quy luật và chúng ta phải chấp nhận, thậm chí phải lạc quan vì Việt Nam đang phát triển rất nhanh, và xem đây là cơ hội để tự cải thiện mình. Do đó, mình phải mạnh dạn đầu tư, thay đổi công nghệ, chuyên nghiệp hơn, không nên quá dàn trải và phải thông minh hơn.

* Ý ông là xu hướng đa ngành sẽ không tốt cho DN?

Như tôi đã nói, mạnh dạn nhưng phải chuyên nghiệp. Lĩnh vực nào cũng có hướng phát triển nhưng khi bước chân vào sân chơi mới, chúng ta phải tự hỏi: Mình đã thực sự hiểu hết sân chơi ấy chưa? Đừng làm vì phong trào, vì phong trào như một cơn gió, gió thổi qua xong là nguy cơ có thể xảy đến, nếu không nắm bắt thị hiếu, thị trường thì rất dễ sảy chân.

Khi đó, ngành không chuyên sẽ làm liên lụy đến phần chuyên của DN và mọi sự hỗ trợ lúc này cũng không còn ý nghĩa. Điều này làm tôi nhớ đến việc hỗ trợ vốn từ phía ngân hàng, có thể sẽ xuất hiện những ý kiến trái chiều nhưng quan điểm của tôi là bất cứ sự hỗ trợ nào cũng có điều kiện. Giống như bạn hỗ trợ vốn cho con mở công ty riêng, liệu bạn có mạo hiểm bỏ ra khoản tiền rất lớn cho một sự khởi đầu mà chưa thấy được tính khả thi?

Với DN cũng thế, ít nhất phải có 3 năm hoạt động, có doanh số, có khách hàng, tức đã nhìn thấy được hiệu quả và muốn đầu tư thay đổi công nghệ, thiết bị để sản xuất nhiều hơn, sản phẩm cạnh tranh hơn, khi đó phía nhà nước hỗ trợ cũng chưa muộn. Lúc này, sự hỗ trợ giúp DN tăng trưởng mạnh hơn, chứ không phải ai yêu cầu hỗ trợ cũng giang tay, không khéo dễ gây lãng phí và hậu quả nặng nề.

* Mới đây, trong 7 vị giám khảo tại cuộc thi làm bánh mì ở Pháp, ông là đại diện duy nhất của châu Á được Ban tổ chức mời tham dự. Điều này giúp ích gì cho hoạt động của ABC Bakery?

Đây là vinh dự cho cá nhân tôi và Việt Nam. Trước đây, một số quốc gia châu Âu thậm chí không biết đến Việt Nam nên đó cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh, lợi thế của ẩm thực Việt Nam… Khi tôi giới thiệu với họ một số máy móc cũng như dây chuyền sản xuất của ABC Bakery, họ tỏ ra ngạc nhiên vì không nghĩ DN Việt có thiết bị tự động hóa và quy mô nhân sự hơn 1.000 nhân viên.

Việc tôi làm giám khảo hay ra nước ngoài giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm về nghề cũng là cách để quảng bá ABC Bakery ra quốc tế. Tuy nhiên, thời buổi bây giờ, việc kinh doanh còn phải dựa vào thị hiếu, khẩu vị, xu hướng của khách hàng, không đơn thuần là mở một tiệm bánh và bán những gì mình có.

Đối với tôi, hoạt động quảng bá được nhìn nhận ở hai góc độ. Một là bạn tạo ra sản phẩm và đi chào hàng, nhưng cách này nói nôm na là “năn nỉ” khách mua hàng. Hai là bạn có sản phẩm tốt, phục vụ chu đáo, hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), giá cả phải chăng thì khách hàng sẽ tự tìm đến và trung thành với bạn. Khi đó, giá trị của DN được nâng cao.

* Đó cũng là cách ông giữ chân được những khách hàng lớn như McDonalds hay Starbucks?

Làm việc với đối tác ngoại, họ rất sòng phẳng, nhanh gọn nhưng cũng quan sát kỹ lưỡng, từ thái độ, tác phong, mức độ am hiểu của chủ DN về nghề cho đến dây chuyền sản xuất. Nhưng với tôi, điều quan trọng nhất với DN là uy tín.

Khi khách hàng mở cửa tiệm để lấy bánh của mình về kinh doanh, họ không muốn nghe mình giải thích tại sao hôm nay bánh không ngon, lý do giao hàng không đúng hẹn… vì dẫu sao hoạt động kinh doanh của họ cũng đã bị ảnh hưởng và mình phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó cho họ.

Khi mình giữ được uy tín với khách hàng thì họ mới nể phục mình và đó cũng là cách để DN đạt hiệu ứng tích cực về marketing truyền miệng. Hơn nữa, trong kinh doanh, lập trường của người chủ DN phải ổn định, không nên vì thấy khách hàng đông, cơ sở ăn nên làm ra mà tính ngay đến chuyện tăng giá hay thay đổi nguyên liệu để giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng biên lợi nhuận. Cạnh tranh bằng việc hạ giá thành sản phẩm là bước đi ngắn hạn, chỉ có ổn định chất lượng mới giúp DN trụ vững theo thời gian.

* Vậy triết lý kinh doanh mà ông xây dựng xuyên suốt cho ABC Bakery là gì, thưa ông?

Bên cạnh ổn định chất lượng sản phẩm (sử dụng nguyên liệu tốt, máy móc, thiết bị hiện đại), tôi quan tâm đến yếu tố dịch vụ. Tôi luôn tâm niệm, mọi khách hàng dù lớn hay nhỏ đều được phục vụ như nhau, vì bản thân chúng tôi cũng đi lên từ cơ sở sản xuất nhỏ. Không ít khách hàng mới mở tiệm bán bánh đến đặt hàng, chúng tôi vẫn nhiệt tình cung ứng dù số lượng đặt không nhiều, và họ rất hài lòng về điều đó.

Nguyên tắc kế tiếp là đảm bảo vệ sinh trong toàn bộ quy trình sản xuất, bởi trước hết nó mang đến cho khách hàng sự an tâm về ATVSTP. Tôi luôn nhắc nhở và đều đặn mở các lớp huấn luyện thợ làm bánh của mình phải chú ý và đảm bảo tuyệt đối về ATVSTP khi sản xuất, đôi khi chỉ một sợi tóc rất nhỏ xuất hiện trong sản phẩm cũng sẽ trở thành chuyện lớn nếu đến tay khách hàng.

Sự tự nâng cấp nhận thức về sản phẩm của nhân công là điều vô cùng quý giá đối với DN. Họ thương mình, mình cũng thương họ thì cả hai mới có thể đồng hành cùng nhau lâu dài. Đừng vì ngại họ nắm được “bí kíp” của mình rồi sau này sẽ ra riêng mà không chỉ dẫn tận tình, bởi trong cuộc sống, có những mối ràng buộc dù bạn trả nhiều tiền chưa chắc đã mua được.

Nguyên tắc thứ ba của tôi trong điều hành ABC Bakery là thời gian. Toàn bộ dây chuyền sản xuất hiện nay của ABC Bakery là tự động hóa, chỉ cần nghẽn một khâu là có thể ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình và uy tín với khách hàng. Tất cả những người thợ làm bánh ở đây phải tuân thủ về mặt thời gian.
triet-ly-kinh-doanh-cua-kao-sieu-luc-ong-chu-abc-bakery-9237-1
Trong trường hợp anh thường xuyên đi trễ nhưng dây chuyền vẫn chạy tốt thì điều đó đồng nghĩa với việc anh không còn quan trọng với quy trình sản xuất nữa. Mình phải ràng buộc lẫn nhau về thời gian, tính kỷ luật trong công việc, trong giao tiếp, phải biết tôn trọng “chén cơm” của mình, nếu chính mình còn đạp đổ “chén cơm” đang ăn thì có đáng được trân trọng?

Nguyên tắc cuối cùng là giá cả. Đây cũng là bài toán khó giải với DN. Dĩ nhiên trong kinh doanh, lợi nhuận là quan trọng nhưng nếu bạn đẩy giá lên quá cao thì có thể gặp nguy hiểm vì ai cũng biết tính.

Có những khách hàng vẫn chấp nhận giá cao bởi trong giai đoạn đầu, họ cần số lượng ít, nhưng khi quy mô hoạt động tăng thì tự khắc họ sẽ tìm những nhà cung ứng khác đưa ra mức giá họ cho là hợp lý. Lúc này, sự thiệt hại trong cạnh tranh là do chính mình gây nên. Đây là nguyên tắc tôi luôn dạy cho các con mình trong việc điều hành ABC Bakery.

* Các con ông có ai sở hữu lợi thế vừa là thợ làm bánh, vừa là kỹ sư chế tạo máy, vừa kinh doanh như ông?

Các con tôi làm kinh doanh là chủ yếu và chỉ biết về bánh. Bốn mùa Trung thu qua, cha con tôi ở lại nhà máy trực 24/24, trong quá trình đó mình có thể dạy cho các con biết cái nào đúng, cái nào sai trong quy trình. Dạy con kinh doanh cũng như ngâm thuốc Bắc, phải có thời gian thuốc mới ra và phát huy công dụng.

Quan trọng hơn nữa là phải cho các con tiếp xúc với công nhân, uốn nắn thái độ ứng xử của chúng, đừng bao giờ để con nghĩ họ là người làm thuê, mình là chủ, mà khi đã làm việc chung thì phải xem họ như anh chị em một nhà. Điều may mắn của tôi là các con hiểu biết và luôn biết ứng xử tử tế với mọi người xung quanh.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

BÌNH LUẬN