Hãy đảm bảo bạn đã mua bảo hiểm y tế, nhân thọ, nhà cửa hay xe cộ, đặc biệt khi bạn còn phải chịu trách nhiệm với nhiều người trong gia đình, như con cái. Chỉ một tai nạn hay trận ốm cũng có thể khiến bạn khánh kiệt, nếu không có bảo hiểm chi trả.

Chỉ dùng thẻ tín dụng khi khẩn cấp, dành ra một khoản dự phòng thất nghiệp và mua bảo hiểm để đề phòng bất trắc, là những điều cần lưu ý ở tuổi đôi mươi.

saving-5334-1395312980

1. Hãy

Nếu có công việc mới, bạn có thể sẽ cần quần áo mới, xe mới và có thể là chỗ ở mới nữa. Đó là lý do vì sao Liz Pulliam Weston – tác giả cuốn “10 lời dạy về tiền bạc” khuyên rằng hay sống như một sinh viên nghèo kể cả khi bạn kiếm được việc làm ổn định, ít nhất cho đến khi bạn biết cách quản lý các chi phí mới này.

2. Hạn chế dùng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng rất tiện lợi, nhưng lãi suất và chi phí của nó sẽ rất cao nếu bạn không trả tiền đúng hạn. Trừ các trường hợp thực sự khẩn cấp, bạn nên tránh dùng thẻ tín dụng. Chỉ nên giữ nó trong ví để đề phòng mà thôi.

3. Trả hết các khoản nợ có thể

Không phải lúc nào bạn cũng có thể trả hết nợ trong một tháng. Vì thế, nếu đã đi vay, hãy bắt đầu kế hoạch hoàn trả càng sớm càng tốt. Để quyết định loại nợ nào nên được trả trước, CEO hãng tư vấn thẻ tín dụng lowcards.com – Bill Hardekopf gợi ý nên chọn các loại có hạn mức tín dụng thấp nhất, vì nếu vượt quá hạn mức đó, bạn sẽ phải trả phí và mất điểm tín dụng.

4. Lên kế hoạch dự phòng khẩn cấp

Weston cho rằng bạn nên để dành ít nhất 500 USD tiền mặt cho trường hợp khẩn cấp, như để sửa xe hay khám bệnh. Tốt nhất là tiết kiệm khoảng 6 tháng chi phí để đề phòng bị mất việc đột ngột.

5. Mua bảo hiểm

Hãy đảm bảo bạn đã mua bảo hiểm y tế, nhân thọ, nhà cửa hay xe cộ, đặc biệt khi bạn còn phải chịu trách nhiệm với nhiều người trong gia đình, như con cái. Chỉ một tai nạn hay trận ốm cũng có thể khiến bạn khánh kiệt, nếu không có bảo hiểm chi trả.

6. Đặt mục tiêu dài hạn

Hãy đặt mục tiêu lớn lao, như mua nhà hay đi du lịch vòng quanh thế giới. Chúng sẽ giúp bạn nỗ lực không ngừng. Nếu biết tiết kiệm từ sớm vì những mục tiêu như vậy, bạn còn có thể được lợi nếu gửi tiền trong ngân hàng và hưởng lãi gộp.

7. Chuẩn bị cho kế hoạch về hưu

Khái niệm “về hưu” nghe có vẻ xa xôi với những người chỉ vừa qua tuổi 20. Nhưng tiết kiệm sớm ngày nào, bạn sẽ cảm thấy thoải mái ngày đó khi tuổi về hưu đang đến gần. Nếu giám đốc đề nghị bạn đóng góp vào quỹ hưu trí, bạn cũng nên cân nhắc tham gia.

8. Quản lý chặt tiền đầu tư

Rất nhiều người quên rằng cần phải tái cân bằng danh mục đầu tư định kỳ. Việc này có thể khiến họ bị thua lỗ và giảm số tiền cần thiết khi về hưu. Hãy kiểm tra tài khoản ít nhất mỗi quý một lần và hỏi hãng cung cấp dịch vụ tài chính để hiểu rõ hơn về các khoản phí hay lựa chọn đầu tư.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

BÌNH LUẬN