Ngay từ khi quyết định cho con tự kiếm tiền tiêu vặt, phụ huynh phải luôn theo sát, nhắc nhở con biết phân bố thời gian hợp lý để không ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Nếu trẻ làm thêm những việc có liên quan đến mua bán, thì cha mẹ phải thường xuyên giám sát, quản lý chặt chẽ.

Trẻ biết tìm việc làm để kiếm thêm thu nhập và trải nghiệm cuộc sống khi còn ngồi trên ghế nhà trường là điều đáng mừng, vì đó là dấu hiệu của sự trưởng thành. Đồng thời, khi cầm những đồng tiền do mình kiếm ra, trẻ sẽ biết quý trọng giá trị của lao động. Song, điều khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn là cho con trẻ tìm thu nhập riêng quá sớm, liệu trẻ có quá sa đà vào việc kiếm tiền mà quên mất nhiệm vụ chủ yếu là học tập?
Trước đây, một bộ phận phụ huynh ở nước ta có tâm lý bao bọc con, ngại việc kiếm tiền sẽ làm cho trẻ lão hoá tâm hồn. Có người sợ tiền bạc làm con trẻ dễ sa vào hư hỏng. Nhưng thực tế, khi có sự hướng dẫn, giám sát của bố mẹ, việc kiếm tiền tiêu vặt không chỉ giúp trẻ biết chi tiêu hợp lý mà hình thành cho trẻ tính độc lập trong cuộc sống.

Ở nước ta hiện nay, có khá nhiều công việc thời vụ phù hợp với khả năng của trẻ ở các khu công nghiệp như khâu khuy áo, lên gấu quần, may đai lưng, hoặc quét dọn nhà cửa, sân vườn ở các khu vui chơi, câu lạc bộ, bán hoa và quà nhân những ngày lễ tết, phục vụ bưng bê, rửa chén bát ở nhà hàng… Nếu con bạn có chút năng khiếu về hội hoạ và khéo tay, bạn hãy khuyến khích trẻ làm bưu thiếp, lồng đèn… rồi ký gửi ở các cửa hàng tạp hoá. Nếu con bạn học giỏi, bạn hãy khích lệ trẻ làm gia sư, vừa giúp con củng cố kiến thức, rèn kỹ năng giao tiếp, lại giúp trẻ có tiền tiêu vặt. Cha mẹ cần tạo thêm nguồn thu cho con bằng cách giao con phụ trách việc thu gom bán sách báo, đồ đồng nát trong nhà. Tập cho con nuôi heo đất bằng khoản tiền kế hoạch nhỏ này cùng với tiền lì xì mỗi tết. Nếu có một số tiền kha khá, thì bạn khuyên con đem gửi tiết kiệm ở ngân hàng để lấy lời. Khi con có nhu cầu mua những thứ mình thích, khuyến khích con mua bằng tiền mình để dành, nếu chưa đủ thì nói con tiếp tục tiết kiệm. Có như thế trẻ mới kiên nhẫn và hiểu được giá trị mỗi món đồ mình có là phải qua sự tích luỹ, chắt chiu, không tự dưng mà có. Không dùng tiền để làm phần thưởng hay trả công cho con sau mỗi lần làm việc nhà hay sau mỗi điểm 10, bởi như vậy trẻ dễ có tâm lý sòng phẳng thái quá khi đối nhân xử thế.

Ngay từ khi quyết định cho con tự kiếm tiền tiêu vặt, phụ huynh phải luôn theo sát, nhắc nhở con biết phân bố thời gian hợp lý để không ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Nếu trẻ làm thêm những việc có liên quan đến mua bán, thì cha mẹ phải thường xuyên giám sát, quản lý chặt chẽ. Nếu con tự kiếm việc thì cha mẹ phải tìm hiểu đối tượng thuê con làm việc. Phải kiểm soát chặt chẽ thời gian, công việc, nơi làm việc và thu nhập của trẻ. Cha mẹ phải chủ động thảo luận, trao đổi với trẻ về kế hoạch sử dụng số tiền trẻ kiếm được. Kiểm tra cách sử dụng tiền của con, đưa ra lời nhận xét cách chi tiêu đúng hay chưa đúng với thái độ tôn trọng, bình tĩnh để giúp con điều chỉnh. Chi tiêu hợp lý không phải là một năng khiếu bẩm sinh mà phải qua một quá trình tích luỹ, học hỏi nên cha mẹ cần kiên nhẫn định hướng cho con từng bước. Đừng để con có suy nghĩ rằng tiền mình làm ra thì muốn xài sao cũng được.

Khi có sự hướng dẫn, giám sát của bố mẹ, việc kiếm tiền tiêu vặt không chỉ giúp trẻ biết chi tiêu hợp lý mà hình thành cho trẻ tính độc lập trong cuộc sống.

Cha mẹ là người định hướng giám hộ cho con

Trẻ muốn tự kiếm tiền sớm là một hiện tượng của xã hội hiện đại. Các em sớm tham gia vào các hoạt động mua sắm cùng gia đình, tiếp xúc được nhiều thông tin thông qua tivi, báo chí… nên sớm có kiến thức về trao đổi mua bán hàng hoá. Nhu cầu sở hữu món đồ mình yêu thích cũng được nhen nhóm từ đây. Và động cơ muốn tự kiếm tiền hình thành rất cụ thể. Mặt khác, trẻ em thời nay có ý thức tự khẳng định mình rất rõ. Mình ủng hộ việc này nếu trẻ có được sự định hướng tích cực và lành mạnh từ người lớn, nhưng không chấp nhận việc để trẻ kiếm tiền bằng mọi giá. Bởi nguy cơ đối với trẻ tự kiếm tiền cũng không ít. Khi nhận thức chưa đủ chín, với suy nghĩ nông cạn cùng tâm hồn mong manh, các em có thể đề cao giá trị vật chất mà quên đi đời sống tinh thần trong các mối quan hệ. Như thế, đồng tiến có thể trở thành “ông chủ” thay vì “người đầy tớ” đối với các em. Khi con trẻ muốn kinh doanh, kiếm tiền bên cạnh việc học, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân. Trao đổi cùng con thẳng thắn và bình đẳng. Lắng nghe con một cách thiện chí. Áp đặt cực đoan sẽ không hiệu quả và ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như làm mất niềm tin trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Tiết kiệm cũng là một cách kiếm tiền

tien (2)
Các tỷ phú trên thế giới thường dạy cho con biết tiết kiệm, đi làm thuê, cách sử dụng đồng tiền đúng mục đích. Tôi ủng hộ quan điểm tập cho trẻ nghĩ đến việc kiếm tiền sớm. Điều này tạo cho trẻ một tư duy tốt. Khi lớn lên, trẻ sẽ tự chủ được bản thân, không ỷ lại, và thấm hiểu giá trị của đồng tiền từ chính hai bàn tay, sức lực mình làm nên.

Tuy nhiên, phụ huynh phải hướng cho trẻ từng bước đi, và cảm nhận được ý nghĩa của công việc kiếm tiền, nếu không, trẻ có nguy cơ trở thành nô lệ của đồng tiền, biến thành người thực dụng. Không phải bắt trẻ đi bán hàng, kinh doanh thì mới gọi là dạy con kiếm ra tiền. Bố mẹ chỉ cho con cách tiết kiệm, cách sử dụng đồng tiền đúng ý nghĩa, ví như bạn cho trẻ 10.000 đồng để tiêu vặt, trẻ chỉ xài 5.000 đồng còn lại cất giữ cho những việc khác, đó cũng có thể gọi là trẻ đã biết cách kiếm tiền.

Cả nhà cùng học kiếm tiền

Ở nhà, bà nội thường khuyên em cất ve chai, vỏ lon nước ngọt vào một túi, sau đó đem bán cho các đại lý ve chai. Số tiền đó bà cho em bỏ ống, để dành tiền mua giày thể thao. Cứ dịp lễ tết, mấy chị gái của em cũng háo hức đến chợ mua hoa về, gói bán cho khách qua đường. Bố mẹ không thích mấy chị em đi kiếm tiền, nhưng cũng không cấm, chỉ khuyên chúng em nên lo học. Số tiền em kiếm được từ việc bán hàng dù chỉ vài chục ngàn thôi, em cũng rất thích vì đó là tiền do em làm ra. Như vậy, sau này lớn lên, em cũng có thể vừa làm, vừa học, đỡ gánh nặng cho bố mẹ.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

BÌNH LUẬN