Mấy bữa sau, tối muộn, tôi ngang qua phòng học thấy hai anh em rù rì nói chuyện. Cô em gái mới học lớp 8 thủ thỉ: “Em cho anh Hai mượn thêm tiền của em nè! Mai mốt anh Hai nhớ trả em nha!”. Thằng anh: “Thôi anh Hai hổng mượn nữa đâu, chủ nhật này khỏi đá banh. Mượn Út lấy tiền đâu trả”. “Hổng sao, tới Tết có tiền lì xì anh Hai trả em cũng được mà!”… Ôi hai con tôi! Em gái để dành tiền tiêu vặt “cứu trợ” anh trai cơ đấy!

Hãy giúp con bạn có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho bản thân mình. Tôi đã học được rằng có một điều quan trọng hơn đó là thái độ của bạn đối với đồng tiền. Hãy cùng con học cách quản lý tiền một cách chủ động, để giúp trẻ tránh được cảm giác luôn luôn thiếu tiền, luôn luôn muốn có tiền. Đó cũng là bước đầu để con cái chúng ta tránh xa ý nghĩ rằng chỉ có tiền mới giải quyết được tất cả mọi chuyện.
Từ lúc con trai lên lớp 10, tự đi học bằng xe đạp, tôi đỡ được khoản đưa rước con, nhưng bù lại, khoản tiền tiêu vặt của cháu lại trở thành một nỗi lo lắng.

Tiền ăn sáng, tiền photocopy tài liệu học tập, tiền đóng quỹ lớp, tiền ủng hộ bạn nghèo, tiền gửi xe, tiền sửa xe… đủ thứ con cần đến tiền. Con đi đá banh cùng nhóm bạn cho đỡ cuồng chân ngày chủ nhật: tiền góp thuê sân, tiền nước giải khát… Con đi làm báo tường với lớp: tiền góp mua giấy màu bút vẽ…
lam-gi-khi-con-ban-hoi-xin-tien-nhieu-lan-cd3ba864
Đầu năm học, mỗi lần con xin tiền, mẹ còn hỏi tiền gì, bao nhiêu. Đến giữa năm học, mỗi lần nhìn mặt cu cậu là biết ngay lại hỏi xin tiền, mà đáng tội, không phải lần nào mẹ cũng có thể cho một cách bình thường. Cái tật đàn bà, sáng sớm nghe hỏi tiền, dù đó là con hay chồng, cũng khiến lòng khó chịu. Một bữa mới đi làm về, người còn lao đao ngầy ngật vì trận kẹt xe, con vừa mở miệng, tôi đã ào ào dội một tràng: “Tiền nữa hả? Tiền gì tiền hoài vậy? Không ngày nào không hỏi tiền”. Thằng nhỏ thấy mẹ giận, mặt buồn hiu im lặng rút êm. Mấy ngày sau không nghe con nói gì, tôi tự nhủ: mình chiều con quá, đâm hư, đụng đâu cũng vòi tiền.

Mấy bữa sau, tối muộn, tôi ngang qua phòng học thấy hai anh em rù rì nói chuyện. Cô em gái mới học lớp 8 thủ thỉ: “Em cho anh Hai mượn thêm tiền của em nè! Mai mốt anh Hai nhớ trả em nha!”. Thằng anh: “Thôi anh Hai hổng mượn nữa đâu, chủ nhật này khỏi đá banh. Mượn Út lấy tiền đâu trả”. “Hổng sao, tới Tết có tiền lì xì anh Hai trả em cũng được mà!”… Ôi hai con tôi! Em gái để dành tiền tiêu vặt “cứu trợ” anh trai cơ đấy!

Tôi ân hận về cơn nóng nảy của mình. Gọi con lại, ba mẹ con cùng chụm đầu bàn kế hoạch, coi trong tháng này con phải tiêu gì, bao nhiêu thứ phải nộp, bao nhiêu khoản phải góp với nhóm bạn, và kể cả khoản đã “tạm ứng” của bé Út. Thì ra không nhiều như tôi tưởng, chỉ vì con không có kế hoạch rõ ràng, đụng đâu xin đó, nên mẹ gắt gỏng vì có cảm giác lúc nào con cũng xin tiền, con có cảm giác hờn tủi vì lúc nào xin tiền cũng bị mẹ mắng. Khi lập kế hoạch chi tiêu xong, tôi chỉ cho con những khoản tiền phải chi thường xuyên: quỹ lớp, photocopy, gửi xe, sửa xe… hai mẹ con thống nhất mẹ sẽ cho con vào ngày nào, con phải nộp vào ngày nào. Tôi cũng nói với con về tình hình kinh tế của gia đình, về những thời điểm “giáp hạt” khi lương chưa lãnh mà tiền đã cạn, chia sẻ với con những lo lắng của người giữ tay hòm chìa khóa trong gia đình giữa thời buổi giá cả leo thang.

Sau khoảng hơn ba tháng cùng lập kế hoạch chi tiêu với con, tôi thấy mình học được nhiều điều: tôi bớt đay nghiến chồng con chuyện tiền bạc, bớt những cơn cáu gắt vì giá cả ngoài chợ. Con thì chững chạc dần và biết tính trước tính sau, biết chờ đợi khi xin ba mẹ một món đồ hay khoản tiền nào đó.

Tiền có quan trọng hay không? Thật khó tin nếu một công chức lương ba cọc ba đồng như tôi nói rằng tiền không quan trọng. Nhưng cùng với con, tôi đã học được rằng có một điều quan trọng hơn: đó là thái độ của bạn đối với đồng tiền. Hãy cùng con học cách quản lý đồng tiền một cách chủ động, để giúp trẻ tránh được cảm giác luôn luôn thiếu tiền, luôn luôn muốn có tiền. Đó cũng là bước đầu để con cái chúng ta tránh xa ý nghĩ rằng chỉ có tiền mới giải quyết được tất cả mọi chuyện.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

BÌNH LUẬN