Trong cuộc phỏng vấn, Zuckerberg cũng giải thích cách Facebook quyết định sản phẩm nào nên thử nghiệm và phát triển. Anh đã trả lời rằng họ kết hợp nhiều phương pháp khoa học để kiểm định các giả thiết khác nhau, dùng cả phân tích dữ liệu và phản hồi của khách hàng nữa. Nhưng Zuckerberg nhấn mạnh từng đó thường là chưa đủ. Thương vụ 2 tỷ USD thâu tóm hãng công nghệ thực tế ảo Oculus năm 2014 là một ví dụ.
Năm 2006, Facebook đã từ chối lời chào mua của Yahoo với 1 tỷ USD, khi mạng xã hội này mới 2 tuổi và có 10 triệu người dùng.
Mark Zuckerberg đã đưa Facebook thành một trong những công ty giá trị và được ngưỡng mộ nhất thế giới. Tuy nhiên, anh ít khi kể về những thách thức mình từng gặp phải.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn mới đây với Chủ tịch Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp Y Combinator – Sam Altman, Zuckerberg đã tiết lộ những thời điểm khó khăn nhất khi Facebook mới thành lập, và những sai lầm của bản thân.
“Một trong những quyết định khó khăn nhất là khi Yahoo đề nghị mua công ty với rất nhiều tiền. Đấy đúng là bước ngoặt”, Zuckerberg cho biết.
Đó là thời điểm năm 2006. Khi ấy, Facebook mới 2 tuổi và có 10 triệu người dùng. Yahoo đã chào mua công ty này với giá 1 tỷ USD.
Dù rất nhiều người cho rằng Facebook nên chấp nhận đề nghị này, anh và đồng sáng lập Dustin Moskovitz cuối cùng vẫn từ chối, để đưa công ty phát triển theo con đường riêng.
“Khó khăn nhất không phải là từ chối lời chào mời đó. Mà là sau đó, rất nhiều người đã bỏ đi vì không tin vào những gì chúng tôi đang làm”, Zuckerberg cho biết.
Toàn bộ nhóm lãnh đạo của Facebook đã ra đi chỉ trong một năm. Và Zuckerberg bắt đầu đổ lỗi cho mình.
“Tôi nghĩ vấn đề là tôi đã không truyền đạt tốt về những gì chúng tôi đang làm. Việc đó khiến mọi người rất bất mãn. Nhiều người tham gia công ty từ đầu cũng thực sự không đồng tình với tôi. Vì với họ, một công ty mới mà bán được 1 tỷ USD là quá tốt rồi”, anh giải thích.
Trong cuộc phỏng vấn, Zuckerberg cũng giải thích cách Facebook quyết định sản phẩm nào nên thử nghiệm và phát triển. Anh đã trả lời rằng họ kết hợp nhiều phương pháp khoa học để kiểm định các giả thiết khác nhau, dùng cả phân tích dữ liệu và phản hồi của khách hàng nữa. Nhưng Zuckerberg nhấn mạnh từng đó thường là chưa đủ. Thương vụ 2 tỷ USD thâu tóm hãng công nghệ thực tế ảo Oculus năm 2014 là một ví dụ.
“Tôi thực sự nghĩ là nếu có đội ngũ chuyên gia có thể tự phát triển những công nghệ đó, chúng tôi đã không phải đi mua. Chúng tôi đã chi rất nhiều để có Oculus. Là CEO, công việc của anh là không nhảy vào những lĩnh vực mà phải làm những thứ quá điên rồ”, anh cho biết.
Dù vậy, anh cũng thừa nhận theo thời gian, mình sẽ phải làm nhiều vụ đánh cược lớn thế này. “Không tránh được đâu. Vì anh không thể dẫn đầu mọi thứ được”, anh nói.