Ngoài vốn vay, SME của Việt Nam còn gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận và triển khai những công nghệ sản xuất, cung ứng dịch vụ và quản lý hoạt động kinh doanh.

Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất tại châu Á và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong tương lai. Tính đến cuối năm 2015, Việt Nam có hơn 600 ngàn doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ (SME), đóng góp 40% GDP quốc gia. Trong đó, làn sóng khởi nghiệp cũng đang phát triển mạnh mẽ. Dù được coi là bộ phận quan trọng trong bộ máy kinh tế của Việt Nam, SME Việt Nam vẫn còn những hạn chế trong năng lực cạnh tranh khi so sánh với những tập đoàn kinh doanh đa quốc gia.

w620h405f1c1-files-articles-2016-1099342-doanh-nghiep-nho-doanhnhansaigon

Trong 7 tháng đầu năm 2016, cả Việt Nam đã có gần 42.630 DN tạm ngừng hoạt động kinh doanh và hoàn tất thủ tục phá sản trên tổng số 64.000 DN thành lập mới. Mặc dù trong 7 tháng qua đã có 16.700 DN quay trở lại hoạt động, nhưng đối chiếu hai con số trên thì mỗi ngày ở Việt Nam có 200 DN tạm ngừng hoạt động.

Đâu là những khó khăn lớn nhất của họ?
Khó chồng khó

Cái khó lớn nhất là việc tiếp cận vốn vay. Mặc dù Chính phủ đã triển khai những chương trình hỗ trợ vốn cho SME, nhưng không phải DN nào cũng có thể thụ hưởng những lợi ích từ những chương trình này. Nguyên nhân chính là do thiếu năng lực pháp lý cần thiết, việc thực hiện những thủ tục vay vốn phức tạp, trở ngại về thế chấp tài sản, lãi suất và thiếu vốn sản xuất kinh doanh.

Ngoài vốn vay, SME của Việt Nam còn gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận và triển khai những công nghệ sản xuất, cung ứng dịch vụ và quản lý hoạt động kinh doanh.

Ngoài nguyên nhân không đủ vốn để tiếp cận những công nghệ nói trên, các SME còn thiếu thốn về chuyên môn và các chuyên gia hoặc nhân lực có hiểu biết phù hợp để lựa chọn và triển khai công nghệ.

Không ít trường hợp các DN có vốn để đầu tư vào công nghệ, nhưng lại lựa chọn công nghệ không phù hợp hoặc triển khai không hiệu quả gây trở ngại trong quá trình sử dụng và thực hiện về sau.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và tồn kho cao cũng là một khó khăn lớn khác. Nhiều SME vẫn còn thiếu năng lực nắm bắt thị trường, hiểu thị trường một cách tổng thể và xây dựng kế hoạch đối phó với những kịch bản biến động, gây ra nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến việc sản xuất bị thu hẹp, hoạt động cầm chừng, không có khả năng bán được hàng hóa đã sản xuất, dẫn đến tồn kho tích tụ và phát sinh chi phí.

Đối với những ngành có tỷ lệ nội địa hóa thấp, phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu, các DN còn gặp khó khăn trong việc dự báo doanh thu và lập kế hoạch tích hợp kinh doanh và vận hành phù hợp với những biến động của thị trường và kinh tế thế giới.

Một yếu tố đáng chú ý khác là năng lực quản lý, hiểu biết về pháp lý của DN cũng khá hạn chế. Những SME Việt Nam thường khan hiếm nguồn nhân lực tay nghề cao, khiến họ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh và tồn tại, cũng như thực hiện những bước chuyển mình cần thiết.
Cơ cấu lại để tranh thủ những lợi thế

Ngoài những yếu tố trên, một trong những khó khăn ít được đề cập đến còn là khả năng tiếp cận với nguồn lực tư vấn và những giải pháp về cải tiến vận hành cũng như xây dựng chiến lược, vốn được coi là những “dịch vụ của nhà giàu”, chỉ dành cho những tập đoàn lớn.

Trên thực tế, nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn quản lý chuỗi cung ứng đang dần được các DN đa quốc gia và kể cả những DN quốc doanh quan tâm nhiều hơn.

Tuy nhiên, mọi DN đều có thể tìm thấy những đơn vị tư vấn thích hợp vì thông thường, các công ty tư vấn vẫn có những gói dịch vụ thiết kế vừa tầm dành cho SME. Bỏ lỡ những công cụ này khiến các SME khó tận dụng những cơ hội chung.

Ví dụ đối với Hiệp định TPP, mặc dù TPP được đánh giá là có lợi cho kinh tế Việt Nam trên phương diện vĩ mô, những SME sẽ gặp trở ngại với nhiều yêu cầu của hiệp định, đơn cử là yêu cầu về lưu trữ lịch sử giao dịch, quản lý giấy tờ nguồn gốc xuất xứ tối thiểu 5 năm, cũng như yêu cầu về quản lý chuỗi cung ứng và logistics…

Đứng trước những thách thức trên, muốn tận dụng được lợi thế TPP và bước ra kinh doanh ở thế giới, các SME cần tập trung đầu tư vào năng lực quản lý, chất lượng nguồn nhân lực, cũng như không ngừng cập nhật những kiến thức và nâng cao năng lực quản trị chuỗi cung ứng.

Một khi những hoạt động trong chuỗi cung ứng được quản lý hiệu quả, theo chuẩn mực thì DN có thể đạt được những cải thiện nhanh liên quan đến giảm chi phí, giảm vốn lưu động, rút ngắn thời gian sản xuất, linh hoạt hóa phản hồi với những biến động của thị trường. Quan trọng hơn là nâng cao hiệu suất vận hành.

Tất cả những yếu tố đó sẽ giúp DN bình ổn hóa trong ngắn và trung hạn để có thể tìm hiểu và xây dựng một chiến lược tổng thể giúp định hướng trong dài hạn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

BÌNH LUẬN