Tại Việt Nam, Điện máy giá kho BestMua đã không bỏ qua cơ hội này. Thương hiệu này đã đặt hàng 3 thông điệp trên 3 đôi gò bồng đảo: I Love BestMua, Dien May BestMua và www.bestmua.vn, và cũng đã tạo ra cú buzz ngoạn mục theo kiểu “tiền ít hít cho thơm”.

Khi các phương tiện truyền thông ngày càng “quá tải” thì các thương hiệu tìm đến các công cụ hiện còn “thả rông”. Điện máy giá kho BestMua đã nhanh chân đưa thông điệp của mình lên ngực (trần) của 3 cô gái dịch vụ Tittygram.

Tittygram là một start-up mới ở Nga, chỉ mới khai trương dịch quảng cáo trên ngực thả rông chưa đầy 2 tuần.

Bất cứ thông điệp gì khách hàng muốn miễn là nhiều nhất 35 ký tự đều được chấp nhận viết trên ngực của các người mẫu mà Tittygram thuê. Một tiếng sau, hình ảnh này được tải trên trang web của Tittygram. Đồng thời đường link sẽ gởi về cho khách hàng. Chi phí cho mỗi lần như vậy là US$9,95.

Burger King tại Nga là một trong những khách hàng đầu tiên của dịch vụ này. Hôm 7/4, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn của thế giới đăng thông điệp gửi khách hàng trên Vk.com (phiên bản Facebook của Nga) với dòng chữ: “Tôi yêu Burger King” trên vòng một phụ nữ, đã tạo ra một cơn địa chấn truyền thông.

Tại Việt Nam, Điện máy giá kho BestMua đã không bỏ qua cơ hội này. Thương hiệu này đã đặt hàng 3 thông điệp trên 3 đôi gò bồng đảo: I Love BestMua, Dien May BestMua và www.bestmua.vn, và cũng đã tạo ra cú buzz ngoạn mục theo kiểu “tiền ít hít cho thơm”.

weibo-best-breasts-6
Được biết, Tittygram hiện đang quá tải dịch vụ này từ khắp nơi trên thế giới. Họ đã tăng giá từ 7 lên đến 10 đô cho mỗi thông điệp, nhưng vẫn không đáp ứng kịp.

Tittygram trả cho người mẫu gần 88 USD một ngày để thuê ngực. Các cô gái sẽ không để lộ mặt hoặc nhũ hoa mà chỉ phô bày gò bồng đảo với thông điệp quảng cáo được viết lên trên.

Các cô gái trên 21 tuổi có thể nộp đơn xin làm người mẫu bằng cách gửi ảnh ngực của họ.

Một số chuyên gia tiếp thị cho rằng ý tưởng quảng cáo trên vòng một là “thông minh”, trong khi số khác (đặc biệt là nhóm phụ nữ) nói việc này làm giảm giá trị và thể hiện sự phân biệt đối xử theo giới tính. Chính vì thế dịch vụ này của Tittygram đang là đề tài tranh cãi.

Để giảm “áp lực”, Tittygram đã công bố, trích 2% lợi nhuận tặng cho Quỹ nghiên cứu ung thư vú.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

BÌNH LUẬN