Thế hệ Y hứng thú với những trải nghiệm online phong phú, hấp dẫn, đặc biệt là những trải nghiệm có thể chia sẻ với người khác. Không giống như những thế hệ trước, họ khao khát được chia sẻ. Đây là cơ hội cho marketer để lôi cuốn khán giả vào thế giới online mà họ tạo ra.

Hiện nay, một thực tế rõ ràng là ngành tiếp thị đang thay đổi, quảng cáo trên báo giấy, tivi hay gửi thư trực tiếp không còn nhiều ảnh hưởng như trước kia. (thế hệ sinh ra trong giai đoạn đầu thập niên 1980 đến cuối thập niên 1990) đã thay đổi tất cả điều này. Họ đang khiến các nhà tiếp thị phải hướng đến quảng cáo di động và .

Thế hệ Y thực sự rất khác biệt về mức độ trung thành cũng như mức độ quan tâm đến thương hiệu. Dưới đây là 5 cách mà các maketer có thể tiếp cận và lắng nghe họ.

1. Di động hoá

Theo hãng nghiên cứu Pew Research, 85% người dùng độ tuổi từ 15 – 35 sở hữu điện thoại thông minh để liên lạc với bạn bè và gia đình. Họ thường sử dụng điện thoại để theo dõi tin tức, thông tin về người nổi tiếng và sản phẩm yêu thích.

Điều này đồng nghĩa với việc marketer phải quan tâm tối ưu hoá trải nghiệm người dùng trên điện thoại thông minh, giao diện hấp dẫn, thời gian tải nhanh và điểm nhấn thu hút hành động mua hàng.
5-cach-tiep-thi-voi-khach-hang-the-he-y-5730
Thêm nữa, thế hệ gen Y dành phần nhiều thời gian trên các thiết bị di động nên các marketer cần tăng thêm thời gian tiếp cận họ, thậm chí vào cả những ngày đi làm.

2. Hỗ trợ nhúng dữ liệu

Thế hệ Y hứng thú với những trải nghiệm online phong phú, hấp dẫn, đặc biệt là những trải nghiệm có thể chia sẻ với người khác. Không giống như những thế hệ trước, họ khao khát được chia sẻ. Đây là cơ hội cho marketer để lôi cuốn khán giả vào thế giới online mà họ tạo ra.

Những chiến dịch xuất sắc thường khéo léo lồng ghép câu chuyện hoặc hình ảnh cá nhân của khách hàng vào một câu chuyện lớn hơn. Nội dung tích hợp với chiến dịch có thể đăng lên trang web sản phẩm hoặc các trang mạng xã hội thứ 3 như Instagram hay Tumblr. Đối với thế hệ Y, việc nhúng nội dung là tất yếu.

3. Minh bạch

Thế hệ Y khao khát sự minh bạch, đối thoại với các sản phẩm mà họ yêu thích. Một số công ty như Warby Parker, Toms Shoes đã thực hiện rất tốt “chiêu” này với khách hàng.

Khách hàng muốn biết tới sứ mệnh của công ty, có thể thấy mức độ hoàn thành của sứ mệnh và cũng có thể tham gia vào sứ mệnh đó khi sử dụng sản phẩm.

Hãy thể hiện một cách rõ ràng và minh bạch rằng bạn đang đại diện cho điều gì và hãy luôn giữ liên lạc với khách hàng qua truyền thông xã hội để tạo ra ấn tượng tích cực.

4. Xác định rõ mục đích

Thế hệ gen Y gắn bó với trải nghiệm hơn là sản phẩm. Patagonia và Subaru là hai công ty thực hiện thành công điều này. Cả hai công ty này giới thiệu sản phẩm như một hồi ức, rồi quảng bá phong cách sống mà sản phẩm hỗ trợ cụ thể.

Tiếp thị theo độ tuổi và giới tính không còn thực sự hiệu quả nữa. Thay vào đó, hãy đào sâu tìm hiểu về phong cách sống mà sản phẩm của bạn hỗ trợ và sử dụng những kênh online để tiếp thị tới khách hàng.

5. Biến khách hàng thành “đại sứ thương hiệu”

Thế hệ gen Y xác định giá trị bản thân qua những sản phẩm họ sử dụng, loại bia họ uống và loại kính họ đeo. Và quan trọng hơn cả, họ thích nói chuyện về những sản phẩm đó. Nếu họ yêu thích một sản phẩm hay một tổ chức, họ sẽ cho cả thế giới biết điều đó thông qua truyền thông xã hội hay trong những cuộc gặp mặt trực tiếp.

Những khách hàng thế hệ Y yêu thích sản phẩm của bạn chính là “công cụ tiếp thị” tốt nhất. Những “đại sứ thương hiệu” này sẽ bán hàng cho bạn nếu bạn cung cấp cho họ một diễn đàn hoặc phương tiện để thực hiện.

Tìm kiếm những người hâm mộ cuồng nhiệt nhất trên mạng xã hội hoặc trên blog, sau đó tương tác cá nhân với họ. Thông điệp gửi từ một người thật sẽ rất có ý nghĩa. Vì thế hãy luôn chắc chắn rằng người quản lý cộng đồng của bạn phải có mối quan hệ thân mật, gần gũi với những “đại sứ thương hiệu” trực tuyến.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

BÌNH LUẬN