Nếu hiện tại bạn không thể kiếm ra tiền thì lúc nghỉ hưu bạn càng không thể làm được. Nhớ rằng thời kì nghỉ hưu lại là thời kì dài nhất trong cuộc đời của bạn. Bạn có thể kiếm tiền từ lúc 15 tuổi, nhưng bạn sẽ nghỉ hưu từ năm 60 tuổi, sống thêm 20 năm, thậm chí 30 năm mà khó có thể tạo thêm thu nhập. Bạn có thể đầu tư cùng bạn bè, nhờ ai đó cố vấn theo những cách phổ thông (vàng, ngoại tệ, chứng khoán) nhưng nhớ rằng không ai quan tâm đến tiền của bạn bằng chính bạn.
Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao bạn không tích luỹ được nhiều tiền chưa? Do cách quản lý tài chính kém hay do bạn mắc sai lầm? Dưới đây là thống kê cách nhanh nhất để lãng phí tiền của gia đình bạn mà bạn cần phải tránh.
1. Đầu tư theo cùng một cách cũ.
Đầu tư theo cùng một cách sẽ mang lại khoản tiền lớn cho bạn khi về hưu, đúng vậy chứ ?
Có thể như vậy, có thể không. Khi bạn đã nghĩ đến kế hoạch nghỉ hưu, bạn có thể đã hình dung chính xác số tiền mình chi tiêu hàng tháng khi đã không còn khả năng lao động và kiếm tiền. Giả sử bạn trung thành với các chương trình gữi lãi tiết kệm tại ngân hàng, bạn cho rằng nó sẽ nằm im ở đấy 20 năm và có được khoản lãi lớn khi về hưu. Nhưng những đứa trẻ của bạn lại luôn cần đến tiền, có thể cho kế hoạch học tập, khoản phí y tế hoặc vay mượn khoản tiền đầu tư cho riêng chúng. Lúc này, chỉ sử dụng tiền tiết kiệm ngân hàng có phải là một cách hay, có lẽ ko phải vậy. Càng tiến đến gần ngày nghỉ hưu bạn càng cần dành thời gian tạo các khoản đầu tư hợp lý trên các tài khoản khác nhau phù hợp với mỗi mục đích cụ thể.
2. Không học thêm bất kì điều gì
Nếu hiện tại bạn không thể kiếm ra tiền thì lúc nghỉ hưu bạn càng không thể làm được. Nhớ rằng thời kì nghỉ hưu lại là thời kì dài nhất trong cuộc đời của bạn. Bạn có thể kiếm tiền từ lúc 15 tuổi, nhưng bạn sẽ nghỉ hưu từ năm 60 tuổi, sống thêm 20 năm, thậm chí 30 năm mà khó có thể tạo thêm thu nhập. Bạn có thể đầu tư cùng bạn bè, nhờ ai đó cố vấn theo những cách phổ thông (vàng, ngoại tệ, chứng khoán) nhưng nhớ rằng không ai quan tâm đến tiền của bạn bằng chính bạn. Hãy tự mình học thêm về đồng tiền: Mua một tờ báo về tài chính, tự đọc sách hoặc đơn giản là dành thời gian hàng tuần cho việc đọc các trang báo mạng, blog về lĩnh vực có thể sinh lời.
3. Không kiểm soát bất kì điều gì
Để ngắn gọn, tôi lấy hình mẫu của một người tập thể hình tại các trung tâm thể dục thể thao. Tại sao lại như vậy, họ biết cách chính xác ghi lại các con số trong quá trình tập luyện để đạt được trạng thái thể lực (hình thể) mong muốn. Kiểu tư duy này cũng chính xác với cách quản lý tiền của bạn. Nếu bạn đặt ra kế hoạch tiết kiệm nhưng 2 tháng liên tiếp không đạt được con số đề ra, hoặc bạn thay đổi cách tiêu tiền, hoặc bạn thay đổi kế hoạch tiết kiệm. Ghi lại các khoản chi tiêu là công cụ cơ bản nhất cho các kế hoạch tài chính.
4. Tăng chi tiêu cho mọi thứ
Khi thu nhập tăng lên và bạn muốn chứng tỏ rằng bạn đang có mức thu nhập rất tốt. Bạn sẽ phải chi tiêu nhiều hơn và cũng phải kiếm được nhiều tiền hơn. Chuyện gì xảy ra nếu các khoản thu nhập tăng lên nhưng tổng số tiền tiết kiệm lại ít. Bạn sẽ cần bù lại khoản tiết kiệm.
Hiệu ứng giàu có là một điều nguy hiểm. Bạn sẽ muốn thư giãn một chút khi nhiều tiền hơn, điều đó là rất tốt nhưng cần có điểm dừng. Hãy phân biệt rõ ràng thu nhập tăng lên của bạn đến từ một nỗ lực ổn định (thăng tiến sự nghiệp) hay đến từ may mắn và các canh bạc (đầu tư bds, chứng khoản). Nền kinh tế luôn có các chu kì suy thoái và bạn luôn cần chuẩn bị cho điều đó. Dù bất kì hoàn cảnh nào, cũng cần đảm bảo các khoản tiết kiệm và kế hoạch tài chính cho sức khoẻ và thời kì nghỉ hưu.
5. Giảm ngân quỹ cho các trường hợp khẩn cấp.
Bạn chỉ nghĩ đến các khoản ngân quỹ khẩn cấp khi đã thất nghiệp hoặc nghỉ hưu. Đúng vậy không?
Khoản ngân quỹ khẩn cấp bao gồm cả các bù đắp về thiết hụt tài chính khi người trụ cột gia đình gặp rủi ro và ko thể tạo thu nhập, ngân quỹ sữa chữa căn hộ, và ngân quỹ cho y tế.
Tôi đã gặp nhiều người quyết định chấm dứt các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vì ko đủ kiên nhẫn hoặc muốn rút tiền để thoả mãn các kế hoạch chi tiêu. Và khi gặp các rủi ro họ không còn đủ khả năng chi trả cho nhu cầu tài chính khẩn cấp của mình. Đó là những khoản tiền lớn phải chi trả ngay lập tức khi có rủi ro xảy ra. Nếu bạn đã từng chấm dứt một hợp đồng bảo hiểm hoặc có ý định chấm dứt. Hãy trang bị các kiến thức rõ ràng về chi tiêu hàng ngày, tiết kiệm cá nhân và chi phí rủi ro trước khi làm điều đó.
6. Mạo hiểm để bù vào khoản thời gian đã mất
Bạn có một khởi đầu trung bình và mất gần 20 năm để có được mức thu nhập dư dả. Bạn có sẵn một khoản tiền đầu tư và dường như thị trường đang tốt. Bạn sẽ đầu tư lớn để bù đắp lại 20 năm tuổi trẻ, điều này có tốt không.
Tôi thường thấy các chuyên gia tài chính sử dụng các phần mềm để minh hoạ cho việc lợi nhuận của bạn tăng lên như nào. Đây chắc chắn là một việc báng bổ. Nhớ rằng lợi nhuận càng cao đồng nghĩ với rủi ro cũng cao và ngược lại. Nếu bạn cần một mục tiêu tài chính ngắn hạn. Chấp nhận rủi ro là lựa chọn tốt, nhưng ko thể với một kế hoạch dài hạn. Trước khi quyết định đầu tư (vàng, chứng khoán, thị trường bất động sản) hãy xem xét các lựa chọn cơ bản: làm việc nhiều hơn, tiết kiệm nhiều hơn. Nếu bạn chấp nhận rủi ro thì cũng chấp nhận việc mất mát các khoản vốn gốc của mình cho rủi ro đó.
7. Không chia sẻ kế hoạch tài chính với gia đình
Thực tế là con cái của bạn hiểu chính xác các khoản chi tiêu hàng tháng nếu bạn chia sẻ. Chúng biết rõ số tiền điện, nước, tiền mua sắm vật dụng và có thể là cả mức thu nhập của bạn nữa. Không chia sẻ tài chính với con cái là một điều nên làm ???
Là cha mẹ, bạn dành phần lớn thời gian lo lắng cho những đứa trẻ. Bạn có nhận ra rằng, những đứa trẻ cũng như vậy với bố mẹ. Chúng muốn biết bạn làm gì và cả những điều chúng có thể làm – trong độ tuổi của chúng. Đừng để mặc chúng với những tưởng tượng và suy đoán. Hãy lôi kéo chúng vào trách nhiệm gia đình bằng các cuộc nói chuyện về gia cá, các chi phí về y tế, các khoản thuế và cả thu nhập cơ bản của gia đình. Bọn trẻ không bao giờ chủ động hỏi đến điều này. Bạn luôn là người bắt đầu trước và chúng sẽ giúp bạn chi tiêu tiết kiệm và có trách nhiệm hơn.
8. Bỏ qua các kiến thức về bảo hiểm nhân thọ
Bạn nắm rõ lãi suất ngân hàng, lợi nhuận đầu tư và có một công việc giúp bạn chi trả bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm nhân thọ là không sinh lời và ngu ngốc ?.
Bảo hiểm y tế có thể giúp bạn giảm 30-70% phí y tế, nhưng không giúp được bạn tiền lương hưu hàng tháng. Bảo hiểm y tế cũng không đảm bảo chi trả tốt cho các trường hợp bệnh hiểm nghèo. Các khoản đầu tư luôn sinh lời nhưng đi kèm rủi ro còn lãi suất ngân hàng thường không có ý nghĩa nhiều với các khoản tiền dưới 1000$. Ngược lại bảo hiểm nhân thọ rất phù hợp với các khoản thiếu hụt này. Tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ và sở hữu một là cách tốt nhất để đảm bảo các kế hoạch tài chính lâu dài.