Có hai lý do khiến nhiều người thường mua sắm cận ngày Tết, đó là: công việc quá bận rộn và … đợi hàng hóa giảm giá thêm. Thế nhưng, việc này cũng có thể dẫn đến hai hệ quả: Một là, bạn do vội vã nên mua đại; hai là, lúc hàng hóa giảm giá “sâu” thì có khi là đồ kém chất lượng, có lỗi nhiều nên cần bán cho hết hàng. Có những thứ bạn thấy không thể không mua như bộ quần áo mới cho các thành viên trong nhà để có không khí Tết, tốt nhất nên mua sớm để có thời gian chọn lựa kỹ càng.
Dù dư dả, chiến dịch mua sắm cuối năm của bạn cũng không thể không cân nhắc, bởi nếu phạm phải những điều dưới đây, bạn có nguy cơ bị thâm hụt ngân sách. Do không có kế hoạch mua sắm cụ thể cũng như không lường hết được những thứ phát sinh nên bạn dễ rơi vào tình trạng cuối năm lĩnh tiền lương, thưởng Tết nhiều mà thấy vẫn không đủ chi.
Lỗ hổng kế hoạch
Bạn mua sắm tùy hứng, không lên danh sách trước những thứ cần mua và mua bao nhiêu là vừa. Điều này có thể khiến bạn “tha” về nhà quá nhiều thực phẩm mà không dùng hết hay những món đồ chỉ sử dụng được một, hai lần rồi “xếp xó”. Lên kế hoạch đơn giản là bạn cân nhắc những thứ cần thiết cho gia đình dịp Tết và gạch đầu dòng theo thứ tự ưu tiên giảm dần và mua theo danh sách đó.
Đừng quên tham khảo giá
Hàng hóa ngày Tết thường không chỉ nhiều mà còn mỗi nơi bán một giá khác nhau. Vì nhu cầu cao, người mua nhiều nên các cửa hàng thường nâng giá vô tội vạ. Do vậy, tốt nhất bạn nên thu xếp thời gian trực tiếp đi tham khảo giá ở một vài chỗ, có thể lên mạng, hỏi thăm người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã đi mua sắm… Thời điểm này, bạn cũng nên mua hàng ở các trung tâm, siêu thị lớn, cửa hàng quen để mua hàng đúng giá. Đừng tỏ ra “hào phóng”, hãy mặc cả với người bán để tránh bị “hớ”.
Nước đến chân mới nhảy
Có hai lý do khiến nhiều người thường mua sắm cận ngày Tết, đó là: công việc quá bận rộn và … đợi hàng hóa giảm giá thêm. Thế nhưng, việc này cũng có thể dẫn đến hai hệ quả: Một là, bạn do vội vã nên mua đại; hai là, lúc hàng hóa giảm giá “sâu” thì có khi là đồ kém chất lượng, có lỗi nhiều nên cần bán cho hết hàng. Có những thứ bạn thấy không thể không mua như bộ quần áo mới cho các thành viên trong nhà để có không khí Tết, tốt nhất nên mua sớm để có thời gian chọn lựa kỹ càng.
5 sai lầm không thể lơ khi mua sắm
Cho dù bạn có nhiều tiền bạn cũng không nên xài sang hết cỡ.
Xài sang hết cỡ
Nhiều người nghĩ rằng đồ dùng cho Tết thì phải chọn đồ đắt tiền. Tuy nhiên, đắt tiền chưa hẳn đã là đồ ngon, sản phẩm tốt. Hãy cứ chọn những món đồ của thương hiệu mà gia đình quen dùng, vừa hợp thói quen, sở thích của gia đình, vừa không bị lạm chi. Với quần áo, cần cân nhắc tính ứng dụng của chúng khi mua. Trang phục đắt tiền, màu sắc quá sặc sỡ, khi qua Tết sẽ khó có dịp mặc lại, dẫn đến lãng phí.
“Hớ” khi mua hàng qua mạng
Khi mua hàng qua mạng, vì không tận mắt thấy và đánh giá được sản phẩm có chất lượng hay không nên nhiều người bị “hớ”. Họ mua nhầm hàng cận “đát” hay mua nhầm giỏ quà lèo tèo vài gói bánh kẹo nhỏ xíu, vì lúc mua đã chủ quan không hỏi rõ khối lượng từng sản phẩm trong giỏ quà. Chưa kể, không ít kẻ buôn gian bán lận lợi dụng lòng tin của khách hàng để lừa đảo như nhận tiền mà không giao hàng, hoặc bán hàng không giống như miêu tả … Để tránh bị lừa, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đặt mua, đồng thời nên chọn lựa những website mua bán có uy tín.
Mắc bẫy sale off (giảm giá)
Càng cận ngày Tết, hàng hóa tồn đọng càng được các cửa hàng tung ra để tổng thanh lý cuối năm. Các mặt hàng này sẽ được giảm giá mạnh nhằm thu hút khách hàng. Rất có thể bạn sẽ rơi vào vòng vây “sale off” và mua hàng vô tội vạ, hớn hở sắm sửa nhưng lại không dùng được hoặc thậm chí dùng không hết. Không phải tất cả các mặt hàng thanh lý đều là hàng kém chất lượng. Tuy nhiên, bạn cũng nên tinh ý khi lựa chọn sản phẩm để đảm bảo mình mua được những món đồ tốt, hữu ích và phù hợp với nhu cầu sử dụng.