Loài người sống theo xã hội gắn bó, mỗi hành động của chúng ta ảnh hưởng đến người khác nữa. Mỗi quan hệ qua lại này đã tồn tại từ lâu, người ta gọi là Nhân – Quả. Kết quả thường đến rất chậm nên nhiều người tưởng rằng không tồn tại quan hệ này, nhưng hãy nghĩ lại đi, quan hệ nhân quả đến chậm rãi nhưng chắc chắn, những gì xảy ra với bạn chắc chắn có liên quan đến quá khứ.
“Tiền bạc không mua được hạnh phúc” – Ai cũng đã từng nghe câu này. Nhưng bạn có thể dùng tiền để làm phương tiện gia tăng hạnh phúc cho mình. Vậy, phải sử dụng đồng tiền như thế nào? Hãy thực hiện 8 điều sau đây để biến “tiền bạc” của bạn thành “tiền hạnh phúc”.
1. Mua những trải nghiệm
Trong câu chuyện về người doanh nhân và người đánh cá, lão đánh cá già đã kể về cuộc sống thường ngày của ông ta: “Đơn giản thôi, tôi thường dậy sớm vào buổi sáng, ra biển và kiếm chỗ cá mới, sau đó về nhà và chơi với lũ trẻ. Buổi chiều, tôi cùng vợ ngủ một chút. Tối đến, tôi và một vài anh bạn thân đi vào thị trấn uống rượu, chơi đàn ghita, hát và nhảy múa cho đến nửa đêm. Một ngày của tôi kết thúc”.
Những đồ vật sẽ trở nên cũ kỹ. Những đồ vật sẽ mãi mãi là đồ vật. Những đồ vật sẽ rất khó để có thể đem chia sẻ với người khác. Tuy nhiên, những trải nghiệm, những kỷ niệm và ký ức thì sẽ luôn luôn đẹp đẽ và thú vị. Thay vì mua một chiếc TV mới cứng, hiện đại, hãy sử dụng đồng tiền vào những việc khiến người đánh cá hạnh phúc, hãy bỏ tiền để có những kỷ niệm cùng gia đình, bạn bè. Những ký ức của bạn sẽ sáng bóng, ngày càng đẹp đẽ qua thời gian và có thể chia sẻ với người thân, nó sẽ giúp bạn hạnh phúc không chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà còn có giá trị đến suốt cuộc đời. Như vậy bạn đã dùng tiền để mua hạnh phúc cho mình.
2. Giúp đỡ người khác
Loài người sống theo xã hội gắn bó, mỗi hành động của chúng ta ảnh hưởng đến người khác nữa. Mỗi quan hệ qua lại này đã tồn tại từ lâu, người ta gọi là Nhân – Quả. Kết quả thường đến rất chậm nên nhiều người tưởng rằng không tồn tại quan hệ này, nhưng hãy nghĩ lại đi, quan hệ nhân quả đến chậm rãi nhưng chắc chắn, những gì xảy ra với bạn chắc chắn có liên quan đến quá khứ.
Khi giúp đỡ người khác, mối quan hệ giữa bạn và người đó trở nên khăng khít hơn, tình cảm được tô đậm hơn, những người từng được giúp đỡ sẽ có xu hướng cảm kích và giúp đỡ bạn trong những lúc cần thiết. Tuy bạn không thể hy vọng những người nghèo từng được bạn giúp đỡ về tiền bạc có thể đưa cho bạn tiền khi bạn cần nhưng họ có thể giúp đỡ bạn theo nhiều cách khác.
Thực tế, con người tồn tại vốn không có tốt hay xấu, mỗi người sống đều chỉ hành động phục vụ cho mục đích của bản thân. Những khi một người giúp đỡ người khác, có thể là để lấy danh tiếng, lấy tiếng thơm, điều này có thể chấp nhận vì dù sao đi nữa, con người sinh ra vốn đã vô cùng ích kỷ. Khi giúp đỡ người khác, những người xung quanh và ngay cả bản thân bạn có thể cảm thấy mình tốt đẹp hơn. Điều này có khiến bạn hạnh phúc hơn không? Chắc chắn là có.
3. Năng nhặt, chặt bị
Ở đây không nói về sự ki cóp, tích góp tài sản mà chúng ta đang nói về việc mua sắm. Như đã nói, những tài sản, đồ vật rồi cũng sẽ trở nên cũ kỹ, lỗi thời, có thể bạn sẽ mua một chiếc iPhone 6 ngay khi vừa được ra mắt sẽ thấy bạn vui, nhưng niềm vui ấy kéo dài được bao lâu? Hãy mua những món quả nhỏ nhặt, hạn chế mua những thứ quá đắt tiền.
Nỗi buồn thì mênh mông còn niềm vui thì luôn có giới hạn. Một món quà lớn sẽ khiến bạn vui trong bao lâu? 1 tháng? 2 tháng? Nửa năm? Một năm?… Rồi sẽ đến lúc bạn chán ngấy những món đồ đã từng mua. Đến lúc ấy, những món đồ có giá trị sẽ khiến bạn cảm thấy tiếc nuối, buồn chán mà không có cách nào quay ngược thời gian lại để sửa chữa những gì đã làm. Niềm vui có giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định, do đó, những món đồ nhỏ bé được mua liên tục sẽ giúp bạn luôn cảm thấy vui.
4. Có nên mua bảo hiểm ?
Chúng ta luôn muốn phòng bị trước cho tương lai, bất kể tương lai ấy có tốt hay xấu đi chăng nữa. Những hãng bảo hiểm luôn mời chào khách hàng mua những khoản bảo hiểm lớn để phòng bị cho những gì có thể xảy ra và thực sự nó thu hút được khá nhiều khách hàng.
Tuy nhiên, con người có khả năng thích nghi tuyệt vời và mỗi người đều có sự liều lĩnh trong mình, do đó, chúng ta sẵn sàng đón nhận những rủi ro có thể xảy ra. Những người mua bảo hiểm thường cảm thấy tiếc nuối khi những khoản tiền họ bỏ ra bị phí phạm vì không có chuyện gì xảy ra với họ, trong khi đó, những người khác lại không cảm thấy quá hối hận khi có chuyện xảy ra mà họ lại không mua bảo hiểm.
“Ngày hôm qua là lịch sử, ngày mai là điều bí ẩn, và ngày hôm nay là một món quà”. Thay vì bỏ tiền ra để phòng bị cho tương lai, bạn có thể tận hưởng ngày hôm nay và khiến bản thân mình hạnh phúc hơn.
5. Tiền trao, cháo múc
Những quyết định đến bất thình lình, đột ngột có thể phá hỏng hạnh phúc mà bạn đang muốn nhắm tới. Cũng giống như việc mua những món hàng lớn ở trên, việc bất ngờ mua sắm khi nổi hứng có thể khiến bạn nhanh chóng hối hận. Hơn nữa, sự bốc đồng có thể khiến chúng ta hạnh phúc nhất thời mà không chú ý đến sự cần thiết của những món hàng sắp mua, sự hối hận sau đó có thể khiến sự vui vẻ nhất thời trở nên nhỏ bé khi so sánh với sự tiếc nuối sau này.
Sự hi vọng trong cuộc sống là một trong những nguồn hạnh phúc khá lớn. Việc đặt hàng, chờ đợi một món đồ được mang tới cũng khiến bạn hạnh phúc trong một khoảng thời gian. Việc suy nghĩ, quyết định mua một món đồ trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến bạn thấp thỏm nhưng tràn đầy hi vọng. Hãy trả tiền trước và chờ đợi một món đồ được mang đến cho bạn, điều này sẽ kéo dài được hạnh phúc của chính bản thân bạn.
6. Những chi tiết nhỏ nhặt
Khi mua sắm một món đồ, chúng ta thường chú ý đến mẫu mã, giá thành, công dụng của những món đồ và chắc chắn ai đi mua hàng cũng nghĩ đến tác dụng của món đồ trong cuộc sống của mình. Rõ ràng khi chúng ta mua một món đồ nghĩa là chúng ta đang cần, đang muốn có những món đồ đó.
Tuy nhiên, ít người nghĩ đến việc những món hàng đó sẽ tồn tại trong cuộc sống lâu dài của chúng ta như thế nào. Không thiếu những người muốn giảm cân, tập thể dục mua những chiếc máy đắt tiền hoặc những vé bơi tại những bể bơi hạng sang mà không để ý đến thời gian biểu của mình. Kết quả là chỉ sau vài ngày, vài tuần, cũng có thể lên đến vài tháng sử dụng, những thứ đồ đã mua bị chủ nhân vứt xó.
Như đã nói từ trước, sự thất vọng về một món hàng đã mua luôn phá hủy hạnh phúc của chúng ta, do đó, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi sử dụng tiền của mình. Hãy nghĩ đến một ngày bình thường của bạn, dù là nhỏ nhặt nhất như thời gian biểu, thói quen của bạn sau đó hãy nghĩ đến công dụng của những món hàng, nếu như cuộc sống của bạn không còn chỗ để những món đồ sắp mua tồn tại, hãy tiết kiệm tiền đi.
7. Đừng so sánh
Như trên, việc suy nghĩ, cân nhắc về một món hàng trước khi mua rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến cả túi tiền cũng như sự hạnh phúc mà bạn đạt được. Giá cả, công dụng, mẫu mã là những điều quan trọng khi lựa chọn một món đồ, tuy nhiên, đừng nên so sánh những món đồ của hãng này với món đồ của hãng khác. Điều này sẽ khiến bạn khó khăn khi lựa chọn sản phẩm? Thật ra thì không phải vậy.
Khi mua đồ, nếu như đã kiểm tra đầy đủ về một mặt hàng như bề ngoài, giá thành, nếu cảm thấy hài lòng với sản phẩm, hãy mua nó luôn chứ đừng xem xét những mặt hàng khác làm gì. Rõ ràng việc lựa chọn mặt hàng một cách tỉ mỉ này đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy yên lòng nhưng lại tốn rất nhiều thời gian, công sức đấy là chưa kể đến việc chúng ta phải vất vả suy nghĩ để đưa ra quyết định “đúng đắn”. Thật ra khi mua một món đồ nào đó về, chúng ta chỉ sử dụng duy nhất mặt hàng đó mà thôi, bạn sẽ khó có cơ hội để thực sự so sánh món đồ khác với những gì bạn đã mua.
Thật sự thì theo nghiên cứu, việc so sánh những mặt hàng với nhau không khiến chúng ta hạnh phúc, vui vẻ gì hơn trong quá trình sử dụng. Một vài đồng đắt hơn hoặc dáng vẻ xấu hơn cũng chẳng khiến bạn hài lòng hơn trong cuộc sống. Hãy cố gắng xem xét những món đồ bạn định bỏ tiền ra mua một cách khách quan, riêng biệt chứ đừng đem so với những món đồ khác, dù sao thì không có thứ gì là hoàn hảo cả, hãy mua những gì khiến bạn cảm thấy hài lòng.
8. Hãy biết lắng nghe
“Mọi người rẽ phải. Bạn rẽ trái. Bạn đúng!” – Đó là một câu quảng cáo tôi đã từng đọc được ở đâu đó. Câu slogan đó có thể khá hay trong việc quảng cáo sản phẩm nhưng nó thực sự không hoàn toàn đúng. Chúng ta luôn cố gắng tạo sự khác biệt, chúng ta muốn dùng hàng độc, chúng ta muốn đặc biệt. Tuy nhiên, con người lại thường có xu hướng đánh giá quá cao khả năng quyết định của bản thân. Nhưng theo các nghiên cứu khoa học, điều này hoàn toàn sai.
Có những người nói rằng những hãng sản xuất trở nên nổi tiếng chỉ vì xu hướng làm theo đám đông của con người, tuy nhiên, thực tế thì những gì làm nhiều người cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn thì thường cũng có tác dụng tương tự với bạn. Dù gì đi nữa thì con người cũng là loài sống có xã hội, tổ chức nhất định, chúng ta có đôi chút khác biệt với nhau nhưng không đặc biệt hơn những người xung quanh là bao.
Hãy lắng nghe những người xung quanh, cân nhắc và đưa ra quyết định hợp lý. Những người xung quanh không quyết định hộ bạn nhưng những ý kiến của họ có thể có ích cho bạn.