Đơn giản là bạn luôn phải nghĩ đến việc Tiết kiệm trước rồi mới Chi tiêu sau nếu áp dụng công thức này. Và theo tôi, bạn cũng chỉ cần giữ lại từ 10 đến 20% thu nhập của mình hàng tháng mà thôi.

Ở bài viết này, chúng ta cùng nhau xem xét cách lập công thức tiết kiệm sao cho hiệu quả nhất. Tất nhiên, công thức tiết kiệm nếu xét về toán học thì rất đơn giản và chẳng có gì cần phải bàn cả. Nhưng các công thức đơn giản này ẩn chứa sự khác biệt không hề nhẹ về mặt ý nghĩa trong cuộc sống thực tế.
Dưới đây có phải đây là công thức tiết kiệm mà bạn đang áp dụng không?

Nếu bạn nói công thức này là ĐÚNG. Tôi cũng không phủ nhận nó là SAI nhưng mà thú thật thì nó đã lỗi thời rồi và rất kém hiệu quả.

Tại sao lại thế?

Bởi vì nếu chúng ta làm theo cách này thì khoản tiết kiệm của bạn hoàn toàn bị động. Bạn còn chẳng biết là mình sẽ còn bao nhiêu tiền để mà tiết kiệm nữa. Có thể bạn sẽ chẳng còn đồng nào cả vì cứ thoải mái chi tiêu theo thói quen trước khi tiết kiệm. Thậm chí bạn có thể chi tiêu bằng hoặc lớn hơn cả mức thu nhập của mình.

Vậy lập công thức như thế nào cho hiệu quả hơn? Rất đơn giản thôi, bạn chỉ cần hoán đổi vị trí của Chi tiêu và Tiết kiệm cho nhau là xong. Khi đó, chúng ta sẽ có công thức mới, đó là:
tiet-kiem-hieu-qua-voi-cong-thuc-toan-hoc-don-gian

Đây chính là công thức mà tôi muốn nói đến. Công thức này giúp cho bạn được chủ động hoàn toàn với khoản tiền mà bạn dự định sẽ tiết kiệm.

Tại sao lại thế?

Đơn giản là bạn luôn phải nghĩ đến việc Tiết kiệm trước rồi mới Chi tiêu sau nếu áp dụng công thức này. Và theo tôi, bạn cũng chỉ cần giữ lại từ 10 đến 20% thu nhập của mình hàng tháng mà thôi.

Vấn đề quan trọng là Bạn thực hiện công thức này được bao lâu? Vâng, nếu bạn duy trì được một thời gian tầm 5 năm, 10 năm, hoặc lâu hơn nữa càng tốt, tôi tin là khi đó bạn sẽ có một khoản tiền lớn hơn rất nhiều so với thu nhập của bạn vào thời điểm đó.

Nhiều người cho rằng, nếu Tiết kiệm trước rồi mới Chi tiêu thì sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Chắc bạn cũng có suy nghĩ như vậy? Hãy yên tâm bởi khi bạn áp dụng công thức mới này thì ý thức tiết kiệm của bạn sẽ cao hơn vì bạn biết rằng mình phải làm gì và chỉ được chi tiêu bao nhiêu thôi. Ban đầu sẽ cảm thấy khó thực hiện, nhưng rồi bạn sẽ hình thành được thói quen này thôi. Vạn sự khởi đầu nan mà. Việc tốt không dễ dàng làm được luôn và ngay, bạn có công nhận không? Hãy kiên trì nhé, chỉ mất 1 thời gian ngắn thôi.

Hầu hết chúng ta đang rất lãng phí trong sinh hoạt hàng ngày mà có thể chúng ta không biết. Rất nhiều bữa ăn thừa thãi thức ăn không sử dụng hết và phải cất vào tủ lạnh. Dần rồi những thứ bạn cho vào tủ lạnh sẽ ngày càng nhiều lên, tất nhiên sẽ có một phần không nhỏ lại phải bỏ vào thùng rác. Đã khi nào bạn mua sắm rất nhiều thứ trong lúc đi du lịch mà về nhà bạn không còn dùng đến nữa chưa?…!!!

Cứ cho là lỗi không phải tại bạn đi? Chỉ tại lý do mà bạn Chi tiêu trước và Tiết kiệm sau đó thôi.

Nếu xét về mặt toán học thì 2 công thức trên đây chỉ là 2 biểu thức tương đương với nhau. Nhưng áp dụng vào cuộc sống thực tế lại có ý nghĩa rất khác nhau. Bạn hãy thử một cách tương tự với công thức dưới đây nhé:

Gạo + Nước + Lửa = Cơm

Nhưng nếu hoán đổi thành:

Gạo + Lửa + Nước = ???

(Có thể đây là món Canh gạo rang)

Nếu bạn thấy tôi nói đúng thì hãy thay đổi công thức tiết kiệm của bạn ngay từ bây giờ đi!

Và nhớ chia sẻ cho bạn bè của mình cùng biết nhé!

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

BÌNH LUẬN