Những sự việc bất ngờ không mong muốn như hỏng xe, tai nạn hay bệnh tật có thể làm bạn tiêu tốn một khoản lớn và gây bất ổn về tài chính. Một khoản dự phòng sẽ là cứu cánh trong tình thế như vậy. Hãy tiết kiệm một cách đều đặn. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, quỹ dự phòng nên có giá trị bằng 3 – 6 tháng chi tiêu hàng tháng của bạn.

Mỗi chúng ta đều có những thói quen muốn bỏ, như cắn móng tay, vứt chìa khóa lung tung hay nước đến chân mới nhảy. Chúng ta thường “chấp nhận” những thói quen đó mà không nghĩ đến việc chúng có thể thực sự ngăn cản chúng ta đến với cuộc sống hằng mong muốn. Tương tự như vậy, trong việc chi tiêu, bạn nên xem xét hạn chế những thói quen có thể làm thiệt hại cho chiếc ví của mình.
1. Phớt lờ hóa đơn:
7-thoi-quen-chi-tieu-can-han-che-3315
Những chiếc hóa đơn sẽ không tự biến mất chỉ vì bạn lờ chúng đi và và không thanh toán đúng hạn. Hậu quả là bạn có thể tiêu những khoản tiền dành để thanh toán những hóa đơn đó vào việc khác. Nếu bạn có thói quen tương tự, bạn cần thay đổi suy nghĩ và thanh toán hóa đơn càng sớm càng tốt.

2. Tiêu hết hạn mức tín dụng:

Thẻ tín dụng là một công cụ hiệu quả giúp bạn mua sắm thuận tiện và tạo lịch sử tín dụng tốt nếu được sử dụng đúng cách. Nhưng quan trọng là bạn cần thanh toán đúng hạn toàn bộ số dư tín dụng hàng tháng. Hãy cẩn thận với việc sử dụng tối đa hạn mức tín dụng và chỉ thanh toán ở mức tối thiểu. Bạn có thể dễ dàng rơi vào tình trạng nợ nần với cách chi tiêu như vậy.

3. :

Việc nắm rõ bạn tiêu bao nhiêu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng là rất quan trọng. Nếu mù mờ về những khoản này, các hóa đơn tiền điện nước, ăn uống, quần áo… có thể khiến bạn choáng ngợp khi chúng được cộng lại với nhau. Bạn có thể sử dụng công cụ vMoney – Phần mềm Quản lý tài chính cá nhân để hoạch định ngân sách chi tiêu hàng ngày.

4. Không có quỹ dự phòng:

Những sự việc bất ngờ không mong muốn như hỏng xe, tai nạn hay bệnh tật có thể làm bạn tiêu tốn một khoản lớn và gây bất ổn về tài chính. Một khoản dự phòng sẽ là cứu cánh trong tình thế như vậy. Hãy tiết kiệm một cách đều đặn. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, quỹ dự phòng nên có giá trị bằng 3 – 6 tháng chi tiêu hàng tháng của bạn.

5. Chỉ tiết kiệm vào cuối tháng:

Nếu bạn cho rằng nên chi tiêu trước và bỏ ống số tiền dư nếu còn, thì bạn hãy nghĩ lại. Bởi lẽ, khả năng là bạn sẽ chẳng còn xu nào sót lại để tiết kiệm hoặc số tiền còn lại quá ít ỏi. Khi sẵn tiền trong tay, bạn thường có xu hướng rút hầu bao cho những món đồ không thực sự cần thiết. Hãy coi bản thân là chủ nợ và trả cho mình trước tiên. Hãy để riêng một khoản nhất định hàng tháng và đưa vào tài khoản tiết kiệm. Mặc dù khi mới bắt đầu tiết kiệm, khoản tiền này còn ít ỏi, nhưng qua thời gian, chúng sẽ là cứu tinh cho bạn trong những trường hợp cần thiết.

6. Tiêu nhiều hơn những gì bạn có:

Những thiết bị điện tử hiện đại, những xu hướng thời trang nổi bật, những chương trình giảm giá liên tục từ các nhãn hàng ưa thích… là những cám dỗ khó có thể chối từ khiến bạn dễ dàng liên tiếp rút ví để khuân về những món đồ mới. Để trở thành một người sống có nguyên tắc tài chính đơn giản là bạn phải học được cách chống lại những cám dỗ trên và ngừng tiêu những khoản tiền mà bạn không thực sự có.

7. Ngừng thỏa hiệp với bản thân:

Những điều chúng ta nói với bản thân và với người khác về tiền bạc có thể ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta chi tiêu. “Mình chẳng bao giờ có tiền, mình cũng sẽ chẳng bao giờ kiếm được tiền cả”, “Mua sắm là cách xả stress tuyệt vời”, và “Nhưng mình đã có bố mẹ/ vợ chồng lo chuyện tiền nong cho mình rồi”… Hãy cẩn thận với những câu nói tiêu cực hay tự bào chữa như trên, chính chúng là những tác nhân khiến bạn không đủ tự tin về khả năng tự quản lý tiền bạc của mình.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

BÌNH LUẬN