Kĩ năng thực thi: giỏi từ những việc lặt vặt như tạo nick, post bài, comment facebook đến những việc đòi hỏi phải tư duy như quản trị fan page, seeding forum hay viết content plan. Biết quản lí 1 project cỡ trung bình, ví dụ SEO cho 1 cửa hàng nội thất hoặc tư vấn website cho 1 quán cafe. Tìm các job freelancer để trau dồi trình độ và thử lửa khi phải 1 mình cáng đáng mọi công việc.

Đối với những bạn mới bước chân vào Digital marketing thì những vị trí như Account Manager, Digital manager, Media manager hay Digital Strategic planner luôn có sức hấp dẫn mãnh liệt. Thực sự đó là những vị trí rất quyền lực trong 1 Digital agency, họ luôn được săn đón, ngưỡng mộ và trọng vọng. Trong thời buổi Digital đang nhập nhằng và nóng sốt thế này thì những người thực sự giỏi càng có giá trị – giỏi tức là giỏi làm hoặc giỏi tư vấn, chứ không phải giỏi đi cóp nhặt kiến thức để chém gió facebook.

Trainee mất khoảng 3 tháng, Executive mất khoảng 1.5 – 2 năm. Như vậy sau hơn 2 năm, 1 bạn SV có thể trở thành Manager nếu phát triển đúng hướng. Tốc độ thăng tiến như vậy là rất nhanh so với những ngành khác. Tưởng tượng ngày đầu mới chân ướt chân ráo lập nick forum, 2 năm sau đã đường hoàng ngồi với Brand manager để present về một social media campaign vài chục ngàn USD, đó không hề là câu chuyện đem ra để động viên. Mà là sự thật, hãy lấy nó làm mục tiêu dành cho bạn khi xem Digital là 1 nghề nghiệp nghiêm túc.
nac-thang-danh-vong-manager1
Vậy làm sao để trở thành Manager?
Có 4 kĩ năng bạn cần phải luôn ý thức rèn luyện ngay khi còn là 1 Executive

– Kĩ năng thực thi: giỏi từ những việc lặt vặt như tạo nick, post bài, comment facebook đến những việc đòi hỏi phải tư duy như quản trị fan page, seeding forum hay viết content plan. Biết quản lí 1 project cỡ trung bình, ví dụ SEO cho 1 cửa hàng nội thất hoặc tư vấn website cho 1 quán cafe. Tìm các job freelancer để trau dồi trình độ và thử lửa khi phải 1 mình cáng đáng mọi công việc.

– Kĩ năng quản lí công việc: Executive giống như 1 cỗ máy đa năng, 1 lúc phải làm hàng trăm thứ việc. Hôm nay đóng vai 1 bà mẹ đang đau đầu tìm mua sữa cho con, ngày mai đóng vai 1 ông bố băn khoăn giữa ip5 với S4, ngày mốt làm 1 em SV ngày đầu tựu trường muốn tìm mua laptop. Làm việc, báo cáo, xử lí các đầu mối, thanh toán, hợp đồng, comment ,visit…. trong mỗi thời điểm bạn có hàng trăm thứ để giải quyết. Phải rèn luyện kĩ năng quản lí công việc hiệu quả, biết phân công và phối hợp với người khác.

– Kĩ năng tư vấn: Rất nhiều bạn làm Executive mấy năm rồi nhưng hỏi Social media là gì thì vẫn ú ớ, hoặc yêu cầu làm plan SEO, đề xuất ý tưởng xây dựng website thì không biết bắt đầu thế nào. Những cái đó không ai dạy cả. Chiụ khó học hỏi từ Slideshare, từ các campaign hay proposal. Tham gia những buổi brainstorming, học từ suy nghĩ của người khác. Tập làm plan và so sánh với plan của Manager hoặc đối thủ để xem điểm họ hơn mình là gì. Tư vấn free cho bạn bè hoặc người quen, biến họ thành những khách hàng đầu tiên của mình.

– Kĩ năng mềm: English, communication, presentation, networking là những kĩ năng bắt buộc phải có. Thay vì chém gió trên facebook, hãy ra ngoài đời tham dự offline, seminar để rèn kĩ năng và xây dựng những mối quan hệ chất lượng

Khi nào bạn đủ tự tin về 4 nhóm kĩ năng này, lúc đó hãy tới gặp Sếp của bạn và đề nghị được thử sức ở vị trí cao hơn.

Vị trí nào dành cho bạn?
– Paid Media manager/ Paid Media planner: Ở vị trí planner, bạn là người đề xuất plan ( kênh, ngân sách) giúp KH đạt được hiệu quả tốt nhất so với kinh phí bỏ ra. Bạn phải có đủ dữ liệu, kết hợp với kinh nghiệm thực tế và sự nhạy cảm phán đoán để lập kế hoạch. Bạn phải có kĩ năng present và thuyết phục để KH chấp nhận plan mình đã dày công nghiên cứu. Bạn phải đối mặt với những câu hỏi khó đỡ kiểu như “sao CPC đắt thế, những 1000đ”, “sao không vnexpress mà toàn những trang bé tí thế này”…….vvvv

Ở vị trí Manager, bạn phải biết quản lí nhân sự, đào tạo nâng cao trình độ, tổ chức xắp xếp công việc cho thật hiệu quả. Đôi khi bạn rất rảnh, kiểu như 10h vẫn ngồi tán dóc ở Vy cafe, nhưng có những lúc bạn thấy mình chẳng khác gì Oshin, kiểu như “em ơi, banner chị sao chưa lên”, “anh ơi, Google ban tài khoản, anh có số của Larry Page không thì gọi hỏi giúp em với @@”. Tất nhiên lúc đó phải thật bình tĩnh vì cho dù là Superman cũng không giải quyết được. Khả năng chịu sức ép là 1 yếu tố rất quan trọng của 1 người Manager

– Social media manager/ Social media planner: Không khác mấy so với Paid media về nhiệm vụ. Nhưng Social media đòi hỏi sự thấu hiểu cao về người dùng trên Social để tìm được những “Insights” xác đáng. Và đòi hỏi sự nhạy cảm, sáng tạo cao hơn để ra được những câu chuyện hay, những ý tưởng đủ sức viral. Cuối cùng thì vẫn là câu chuyện muôn thuở: Làm sao để plan đó “bán” được cho Khách hàng, làm sao để trả lời được những câu hỏi như “sao 1 tháng mà có 10k fans, người ta bán cho chị có 200đ/ fans mà của em đắt thế” hay “sao viral kiểu gì mà video có 100k view, lên 1tr được không @@”

Về phần quản lí, Social media manager là 1 vị trí rất dễ bị điên đầu, bạn nào làm Forum seeding hay Crisis management sẽ hiểu. Tự dưng đến ngày báo cáo topic bị delete, gọi điện qua WTT xin trả tiền để mở cũng không được. Hay một ngày đẹp trời bạn Facebook bị chặn thế là KH gọi điện ầm trời đòi cắt hợp đồng @@ Đó là những lúc muốn chui xuống đất trốn cũng không được. Còn những lúc khác thì cuộc đời đẹp tươi lắm, suốt ngày online facebook ngắm Ngọc Trinh, xem clip Bà Tưng và hùng hồn chém gió về toàn những thứ cao siêu như Edge rank, Hashtag, Insights, Reputation management, Personal branding…..

– SEO/SEM Manager: Bạn là hero, vì người ta đã lỡ gán cho SEO 1 thứ sức mạnh bao trùm mọi công cụ khác. Không bán được hàng, tìm đến SEO. Không có visit, tìm đến SEO. Bị chửi trên báo, tìm đến SEO để đẩy kết quả xấu đi chỗ khác.

Việc của bạn đầu tiên phải giải thích cho mọi người hiểu vai trò và giá trị của SEO/ SEM cũng như các tình huống có thể áp dụng. Kế đến là thuyết phục họ chấp nhận đầu tư lâu dài để thấy được hiệu quả và tránh xa các hình thức SEO/ SEM “bẩn”. Tiếp theo là phải 1 mình chống Google: tìm hiểu 1 rừng tiêu chí, lách hàng đống luật và nương theo vô vàn những cập nhật, quy định. Và cuối cùng phải không ngừng nghiên cứu để tối ưu hoá công việc. Tại sao người ta làm CPC chỉ có 1000 vnđ, tại sao từ khoá đó lên top 3 trong vòng 2 tháng, làm sao để tăng conversion rate lên 10%.

– Content Planner/ Manager: Đây là 1 vị trí rất khó định nghĩa trong 1 Digital agency, nhưng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Công việc chủ yếu là: tư vấn và viết nội dung cho các website, sáng tạo các câu chuyện trên Social để thu hút người đọc, hỗ trợ các team SEO, SEM, Email về mặt câu chữ. Bạn phải hiểu Brand – những điều được và không được phép nói. Bạn phải hiểu người dùng – nói gì để họ thích, nói theo ngôn ngữ nào để phù hợp. Bạn phải hiểu Social – trào lưu, xu hướng, thói quen đọc ra sao. Bạn phải hiểu SEO/ SEM – hành vi tìm kiếm, cách viết bài theo chuẩn, cách đặt link & keywords. Bạn phải có óc hài hước, sáng tạo, cởi mở. Bạn phải viết giỏi. Bạn phải quản lí công việc rất tốt…..

– Account Manager: Được định nghĩa như người đại diện cho ý muốn của Khách hàng trong Digital agency, Account Manager là vị trí rất quyền lực. Nếu thật giỏi, bạn có thể lèo lái Khách hàng theo hướng tốt nhất hoặc có lợi nhất. Nếu chưa thật giỏi, bạn phải biết “ép” (hoặc động viên) các team ở cty để họ làm ra những sản phẩm hợp ý khách hàng nhất – dù đôi khi revise đến cả vài chục lần cho 1 layout hoặc 1 content plan. Còn nếu không đủ giỏi, bạn sẽ loay hoay giữa 1 bên là Khách hàng lúc nào cũng khó tính và luôn luôn thay đổi – 1 bên là team thực thi lúc nào cũng sẵn sàng complain và biểu tình phản đối. Cho nên kĩ năng tư vấn, thuyết phục, thương lượng là tối quan trọng với 1 người Account Manager. Dĩ nhiên phải dựa trên 1 nền tảng kiến thức, kinh nghiệm đủ sâu sắc thì lời nói của bạn mới có sức thuyết phục.

manager digital marketingCông việc của Account Manager đôi khi rất hào nhoáng. Sáng 10h30 mới đi taxi vào cty. Trưa có lịch ăn với Brand manager của Samsung ở Sushi bar. Chiều sang Sony present Digital strategy 2014. Tối có độ nhậu ở Saigon xưa và nay. Khuya đi Lavish …. Họp, họp & Họp. Làm plan hoặc proposal đã có Planner, Creative. Thực thi đã có Account Executive, Producer, Media manager. Nhưng đôi khi giống như người dọn rác. Bất kì lỗi lớn hay nhỏ thì người mà Khách hàng gọi đầu tiên là Account manager. Có nhiều tình huống vô cùng khó đỡ, nhưng bạn không thể tắt máy hoặc không nghe điện thoại, kể cả những nhiệm vụ bất khả thi thì bạn vẫn phải là người đứng mũi chịu sào. Nếu có 1 team hỗ trợ tốt thì công việc của bạn rất sướng, thành công bao giờ cũng là người đầu tiên được nhận. Ngược lại thì bạn sẽ là người bị lôi ra xử trảm đầu tiên. Mối quan hệ với KH cũng rất quan trọng. Nếu bạn hiểu ý và kết thân được với KH thì công việc rất trôi trảy, những lỗi lầm dễ dàng được tha thứ. Ngược lại có nhiều người khắc khẩu hoặc khắc tính thì chỉ còn nước cắn răng mà chịu đựng cho xong project

– Production manager: Bạn là người chịu trách nhiệm cho chất lượng của sản phẩm (website, wapsite, apps, game, mobile, banner, video…) Bạn không phải là người đưa ra ý tưởng, nhưng bạn phải hiểu và thuyết phục được Khách hàng. Bạn không phải là người lập trình, nhưng bạn phải hiểu các công nghệ để áp dụng cho tốt nhất. Bạn không phải là người design, nhưng bạn cần phải hiểu rất rõ về UI và UX để tư vấn được cho KH và hướng dẫn cho designer. Bạn không phải là tester nhưng nếu tấm hình bị lệch 1 pixel thì bạn sẽ là người đầu tiên chịu trách nhiệm

Công việc của Production manager đôi khi rất được trọng vọng. Vì KH không hiểu về design nên bạn thoải mái chém về Responsive, Typography, UI, UX. Vì KH không hiểu về kĩ thuật nên bạn thao thao nói về HTML5, CSS3, API, Social graph, Android, iOs….Vì KH không biết nhiều về công nghệ nên bạn có thể khiến họ ngạc nhiên khi demo Augmented reality, QR Code, Live streaming…Nhưng đôi khi công việc rất ác mộng. Lỡ chém cho đã rồi KH bắt làm đủ thứ vượt quá năng lực của team. Lỡ hứa cho hay rồi đến khi deadline thức thâu đêm ngồi động viên Coder mà vẫn không kịp lên website trước trời sáng. Cho nên người Production phải rất thận trọng, chắc chắn , rõ ràng và có kĩ năng quản lí công việc, theo dõi tiến độ cực tốt. Nếu có khả năng thực thi (design, lập trình) chắc chắn là điểm cộng

– Design Director: Vị trí tối quan trọng của 1 Digital agency, vì mọi thứ trên Digital cần phải được Visualize. Đôi khi chìa khoá chiến thắng cho 1 digital campaign vài chục ngàn usd chỉ là vì Master layout quá đẹp. Đôi khi sự phân biệt chất lượng giữa các agency chỉ dựa trên design của Web. Tuy nhiên không phải cứ học FPT Arena hay RMIT ra là làm được Design Director. Trước tiên bạn cần hiểu Brand, Concept, Idea, Key visual. Tiếp theo bạn phải hiểu về Design trends, user behavior. Rồi bạn phải có ý tưởng, vừa đảm bảo sự thẩm mĩ (art), vừa hài hoà tiện dụng (experience)

Công việc này đôi khi rất sáng tạo, vì bạn được tự do thể hiện những gì mình thích, rồi được thấy nó trở thành sản phẩm được hàng triệu người trầm trồ khen ngợi. Account, Producer hoặc thậm chí Sếp đôi khi cũng phải nhường nhịn bạn, vì nếu bạn dỗi ra thì ai làm Nhưng nhiều khi công việc rất công nghiệp. Một tuần cả chục layout web, mỗi ngày cả chục banner. Có những lúc bạn sẽ cạn kiệt ý tưởng và đi vào lối mòn không thể làm ra sản phẩm nào có hồn

– Strategic Planner: Bộ não của mọi kế hoạch Digital. Bạn là người lên chiến lược để cho Creative nghĩ ra ý tưởng. Bạn là người gợi ý để Producer, Design có được những demo phù hợp. Bạn hiểu sâu sắc về Brand lẫn người dùng để biết cái gì có thể thoả mãn ý muốn của cả 2. Bạn biết trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, khoa học và chặt chẽ nhất để dù nó có sai thì cũng khó ai có thể phản bác

Thật sự không có trường lớp nào đào tạo cả. Tất cả là sự trải nghiệm và đúc kết từ thực tế. Bạn có thể đi lên từ bất kì vị trí nào, hoặc thậm chí từ ngành khác nhảy qua. Nhưng không phải đều dành cho mọi người. Có nhiều bạn SV mới đi làm đã đòi làm planner (vì em có tư duy chiến lược @@). Hoặc nhiều bạn mới làm executive 1 vài tháng đã đòi làm planner (vì em biết các chiêu câu kéo người dùng @@)

– Strategic Planner: Bộ não của mọi kế hoạch Digital. Bạn là người lên chiến lược để cho Creative nghĩ ra ý tưởng. Bạn là người gợi ý để Producer, Design có được những demo phù hợp. Bạn hiểu sâu sắc về Brand lẫn người dùng để biết cái gì có thể thoả mãn ý muốn của cả 2. Bạn biết trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, khoa học và chặt chẽ nhất để dù nó có sai thì cũng khó ai có thể phản bác

Thật sự không có trường lớp nào đào tạo cả. Tất cả là sự trải nghiệm và đúc kết từ thực tế. Bạn có thể đi lên từ bất kì vị trí nào, hoặc thậm chí từ ngành khác nhảy qua. Nhưng không phải đều dành cho mọi người. Có nhiều bạn SV mới đi làm đã đòi làm planner (vì em có tư duy chiến lược @@). Hoặc nhiều bạn mới làm executive 1 vài tháng đã đòi làm planner (vì em biết các chiêu câu kéo người dùng @@)

– Digital creative: Strategic planner vạch ra Hướng, còn Creative tự do Phiêu theo hướng đó để ra những ý tưởng hấp dẫn nhất. Bạn phải có tố chất Sáng tạo, đôi khi quái dị và khác người. Bạn phải hiểu về công nghệ, về hành vi người dùng trên Digital để ra được những ý tưởng phù hợp. Nhiều ý tưởng rất WOW khi đưa lên TV hoặc Print-ad nhưng rất nhàm chán với người dùng trên Facebook. Làm Digital Creative khó vì người dùng có thể phản ứng ngay với những gì họ không thích, hoặc bài trừ ngay với những gì họ ghét. Do vậy 1 ý tưởng không phù hợp có thể chết yểu ngay ngày đầu tiên ra mắt

Lên được vị trí Manager là bạn đã đạt tới 1 đỉnh khá cao của ngành. Mức lương rất hấp dẫn, thường là trên 1000 usd, thậm chí nhiều cty trả hơn mà vẫn tìm không ra. Từ vị trí này, bạn có thể chuyển sang Brand làm các vị trí về Marketing, Digital với đãi ngộ tốt hơn, hoặc lên vị trí Director, hoặc làm freelancer, hoặc ra mở cty riêng. Hoặc làm speaker, hoặc đi dạy, hoặc đi Tư vấn. Thực sự khi bạn đã giỏi rồi thì cơ hội kiếm tiền rất nhiều. Vì vậy hãy cố gắng leo hết 3 bậc thang danh vọng mà tôi đã kể nhé.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

BÌNH LUẬN