Vì sự cạnh tranh giữa các cửa hàng online không chỉ về giá cả, chất lượng, mà còn chính là sự nhanh nhạy, phản hồi sớm và chiều lòng các thượng đế. Đến nay chị Phụng từng bước tạo lập vững vàng, thậm chí chị còn ký độc quyền phân phối một số sản phẩm tại Việt Nam, tham gia các khóa học chăm sóc da ở Thái Lan.

Thay vì phải cân nhắc, tính toán chi phí thuê mặt bằng, khảo sát thị trường, thuê nhân công thì nhiều người mở cửa hàng trên mạng, bán nhiều loại hàng hóa, trong đó có nhiều món hàng được “xách tay” từ nước ngoài về.

kinh-doanh-hang-xach-tay-tu-online-ra-cua-hang-that-10816
Hiện không khó để thấy những lời rao bán hàng hóa theo diện “xách tay” từ nước ngoài trên các mạng xã hội

Với mạng xã hội, chỉ cần tạo một tài khoản (account), thế là người bán đã trở thành chủ shop (cửa hàng). Chính vì thế, người mua chỉ cần ngồi nhà, click chuột, chọn mua các mặt hàng mình thích, thậm chí là các mặt hàng từ nước ngoài.

Vô hình chung, mạng xã hội đã và đang tạo nên một cuộc đua của những người làm chủ khi còn rất trẻ. Để cạnh tranh với nhau, chủ shop thường quảng cáo các mặt hàng của nhiều nước đã đóng dấu tên tuổi về chất lượng như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Hàn Quốc hay đọ nhau về giá như hàng từ Thái Lan.

Mới đây, chị Phương Thảo mở cửa hàng kinh doanh hàng tiêu dùng có xuất xứ Nhật Bản tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Cửa hàng này là kết quả của nhiều ngày kinh doanh hàng hóa qua mạng Internet của chị.

Vóc dáng xinh xắn, năng động cùng nụ cười thường trực trên môi, chị Thảo cho biết sẽ khó mà có cửa hàng nếu không có mạng xã hội. Theo đó, ban ngày chị vẫn đến cơ quan làm việc rồi học lên thạc sĩ. Thời gian buổi tối là lúc chị dành cho cửa hàng.

Theo chị Thảo, chọn kinh doanh sản phẩm của Nhật Bản vì đây là đất nước chinh phục niềm tin của người tiêu dùng với các mặt hàng chất lượng cao. Bên cạnh đó còn có lợi thế là người nhà ở Nhật, chị canh thời điểm các cửa hàng ở nước này khuyến mãi để đặt hàng và nhờ người nhà đến mua, sau đó qua dịch vụ vận chuyển đưa hàng về Việt Nam với chi phí khoảng trên 200.000 đồng/kg. Cửa hàng đồ Nhật Bản của chị có các sản phẩm dưỡng da, nước hoa, chăm sóc sức khỏe, thức ăn cho em bé, một vài loại bánh kẹo.

Cũng như Thảo, vợ chồng anh Dũng (TP HCM) đến Nhật Bản làm việc và tập tành kinh doanh để tích lũy thêm kinh nghiệm. Đều là dân công nghệ nên vợ chồng anh chọn chủ lực là các mặt hàng thiết bị điện tử đã qua sử dụng như điện thoại, máy tính xách tay, máy tính bảng để mua và bán lại. Bên cạnh đó, cả hai cũng nhận mua giúp thực phẩm cho em bé, các loại bánh kẹo từ Nhật Bản chuyển về Việt Nam.

Hằng tháng, hai vợ chồng đăng các sản phẩm “săn lùng” được lên Facebook cho mọi người lựa chọn, và “đi chợ giúp” các bà mẹ trẻ, sau đó đóng thùng các đơn đặt hàng, gửi qua công ty dịch vụ giao nhận về Việt Nam. Hàng sẽ được tập kết, phân loại tại nhà người thân ở TP HCM. Sau đó, người mua đến nhận hàng trực tiếp hoặc chịu thêm một ít phí vận chuyển nếu muốn giao tận nhà.

Không muốn thông qua công ty giao nhận, chị Phụng (TP HCM) tự mình đi đi về về giữa Việt Nam và Thái Lan, chọn lựa các loại mỹ phẩm, chăm sóc da và chính chị trở thành “người mẫu” quảng cáo cho các mặt hàng của mình với làn da luôn được chăm chút rạng rỡ. Bước chân vào đường kinh doanh khi còn là sinh viên trên giảng đường, đến nay chị Phụng đã có nhiều năm kinh nghiệm, nhất là chăm sóc khách hàng.

Vì sự cạnh tranh giữa các cửa hàng online không chỉ về giá cả, chất lượng, mà còn chính là sự nhanh nhạy, phản hồi sớm và chiều lòng các thượng đế. Đến nay chị Phụng từng bước tạo lập vững vàng, thậm chí chị còn ký độc quyền phân phối một số sản phẩm tại Việt Nam, tham gia các khóa học chăm sóc da ở Thái Lan.

Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ là hàng loạt cửa hàng online ra đời mà chủ nhân là những người rất trẻ. Theo chị Thảo, ban đầu chỉ cần khoảng hai triệu đồng là có thể khởi nghiệp với vị trí cộng tác viên, lấy hàng từ các bạn có nguồn vốn lớn, có quen biết hay người nhà sống ở nước ngoài. Sau đó, khi có kha khá tiền và được khách hàng biết đến, thì có thể tự đặt hàng rồi từng bước làm chủ.

Đến khi phát triển ổn định sẽ ra cửa hàng, tạo thành một địa điểm thực cho khách đến tham quan, chọn lựa. Lúc này chủ cửa hàng phải đăng ký kinh doanh và đóng thuế cho cơ quan thuế.

“Tuy nhiên, tâm lý người tiêu dùng thích tận mắt xem xét và cầm nắm món đồ trên tay, họ vẫn e ngại loại hình vì nhiều trường hợp chụp giật, thời vụ và chất lượng sản phẩm không như quảng cáo. Do đó, phần lớn khách hàng bắt đầu từ bạn bè, người quen rồi giới thiệu cho nhau” – chị nói.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

BÌNH LUẬN