Số liệu từ Hiệp hội Kinh doanh Nhượng quyền Nhật cho thấy trung bình mỗi người Nhật đến 11 lần/tháng và một phục vụ trung bình 1.000 khách mỗi ngày.
Liên tục đổi mới, áp dụng công nghệ cao cho hoạt động phân phối, đó chính là 2 yếu tố giúp ngành kinh doanh thành công tại bản địa cũng như khắp thế giới.

nguyen-nhan-thanh-cong-cua-cac-cua-hang-tien-loi-nhat-7064

Những con số thống kê về các cửa hàng tiện lợi (conbini) của Nhật không khỏi khiến nhiều người giật mình. Hiện nay khắp nước Nhật có khoảng 55 nghìn cửa hàng tiện lợi và mỗi tháng nhóm cửa hàng này đón khoảng 1,5 tỷ người. Nhật có 47 tỉnh, như vậy mỗi tỉnh trung bình có đến hơn 1 nghìn cửa hàng tiện lợi. Chỉ riêng thủ đô Tokyo có đến hơn 7 nghìn cửa hàng tiện lợi.

Cuộc chiến cạnh tranh giữa các chuỗi cửa hàng tiện lợi rất khốc liệt. Mới đây, công ty sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart và Uny Group đã công bố sẽ sáp nhập để “đấu” với 7&11. Quy mô của chuỗi các cửa hàng tiện lợi ở Nhật ước tính khoảng 10 nghìn tỷ yên, cao hơn cả GDP của nhiều nước như Sri Lanka, Belarus và Azerbaijan.

Cung cấp đủ mọi loại mặt hàng, từ áo sơ mi cho đến mặt nạ dưỡng da, các cửa hàng tiện lợi hoạt động 24h mỗi ngày đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sống hiện đại người Nhật. Vậy bí quyết thành công của các cửa hàng tiện lợi này là gì? Đó chính là việc liên tục đổi mới chủng loại mặt hàng.

Lý giải về bí quyết thành công của 7&11, ông Minoru Matsumoto, phát ngôn viên của tập đoàn sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất nước Nhật, chia sẻ: “Trong hơn 40 năm làm nghề, chúng tôi hiểu rằng khách hàng luôn muốn có một cái gì đó mới. Mỗi lần chúng tôi đổi mới các mặt hàng, chúng tôi lại đón thêm được một số đối tượng khách mới.”
nguyen-nhan-thanh-cong-cua-cac-cua-hang-tien-loi-nhat-70641
Dù đã phát triển bùng nổ nhưng cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy thị trường các cửa hàng tiện lợi có dấu hiệu bão hòa. Số lượng các cửa hàng 9 tháng đầu năm nay đã tăng 5% so với cùng kỳ năm 2014.

Số liệu từ Hiệp hội Kinh doanh Nhượng quyền Nhật cho thấy trung bình mỗi người Nhật đến cửa hàng tiện lợi 11 lần/tháng và một cửa hàng tiện lợi phục vụ trung bình 1.000 khách mỗi ngày.

Theo các chuyên gia về thị trường, yếu tố quản lý đóng vai trò cực quan trọng đằng sau thành công của các cửa hàng tiện lợi Nhật. Trước tiên, đó là việc họ cố gắng đưa được tất cả những gì người tiêu dùng cần cho cuộc sống cá nhân vào trong một địa điểm nhỏ, từ đồ ăn, thức uống cho đến bàn chải đánh răng, đồ văn phòng phẩm, mặt nạ dưỡng mặt, thẻ nhớ điện thoại và sắp xếp một cách ngăn nắp, có trật tự. Nếu không khéo sắp xếp, cửa hàng sẽ rất hỗn độn và khách hàng chẳng biết phải tìm hàng ở chỗ nào.

Thứ hai, các phần mềm quản lý sẽ theo dõi chặt chẽ các yếu tố như nhân khẩu học của khu vực lân cận, thời tiết, ngày nghỉ của các trường học để dự báo mỗi cửa hàng sẽ cần những loại mặt hàng gì ở từng thời điểm nhất định. Ví dụ như nếu trường học có ngày hội thể thao thì chắc chắn những cửa hàng tiện lợi gần đó sẽ chuẩn bị thêm nhiều cơm nắm.

Và trong bối cảnh xã hội Nhật với văn hóa làm việc cường độ cao, các cửa hàng tiện lợi luôn đặt mục tiêu cố gắng mang đến một căn nhà thứ hai cho người tiêu dùng.

Cửa hàng tiện lợi ở Nhật giống như một dạng trung tâm điều hành hoạt động liên tục 24h mỗi ngày, khách hàng có thể nhận tiền rút tiền, nhận một số loại giấy tờ, photocopy, gửi fax, trả một số loại hóa đơn, và đặt vé.

Khách hàng có thể đặt hàng trên mạng, chọn địa điểm nhận hàng là cửa hàng tiện lợi gần nhà họ nhất. Nếu đột nhiên họ có việc gì đó cần mặc áo sơ mi mà lại không mang theo, họ cũng có thể rẽ qua để mua ở cửa hàng tiện lợi.

Theo bà Tomomi Nagai, chuyên gia phân tích cao cấp tại Toray Corporate Business Research, các cửa hàng tiện lợi ở Nhật có khả năng thích ứng rất cao để thu hút đối tượng khách hàng mới, ví dụ như các bà mẹ đang đi làm có con nhỏ và người già. Số liệu từ tổ chức của bà cho thấy khoảng 70% hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi được thay đổi mỗi năm.

Chính tần suất đổi mới hàng dầy như vậy đã khiến các cửa hàng nhỏ không thể cạnh tranh nổi. Cùng lúc đó, các tập đoàn lớn phải cố gắng để thích nghi và cạnh tranh.

Đại diện của 7&11 Nhật chia sẻ tập đoàn này áp dụng chiến lược thống trị thị trường, ngay cả nếu họ có một cửa hàng 7&11 ở bên này đường thì bên kia đường họ cũng sẽ có ngay một cửa hàng 7&11 khác để không để lỡ bất kỳ vị khách nào hoặc đón cả những vị khách muốn mua hàng mà ngại qua đường.
nguyen-nhan-thanh-cong-cua-cac-cua-hang-tien-loi-nhat-70642

Trong khi đó đối với Family Mart và Uny, họ đã quyết định sáp nhập với nhau để tăng sức chiến đầu với 7&11.

Các cửa hàng tiện lợi nhìn chung đều không có kho chứa hàng. Thay vào đó, máy tính sẽ theo dõi từng đơn vị hàng bán ra và điều chỉnh số lượng cần thiết để bộ phận chuyển hàng mang tới hàng ngày. Nhiều khi hàng mang đến có thể chỉ là vài chiếc bàn chải đánh răng hay một cuộn giấy toa lét.

Phong cách làm việc này giúp tiết kiệm không gian, tiền thuê địa điểm, nhân lực và giúp cửa hàng tiện lợi có thể hoạt động cả ở những khu vực có diện tích cực kỳ bé.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

BÌNH LUẬN