Vấn đề chỉ ở chỗ đó, anh cho người khác nợ thì người ta mới mua hàng hoá, dịch vụ của anh. Rồi anh cũng có thể nợ các nhà cung cấp, đối tác trong một hạn định nào đó như đã thoả thuận.
Cuộc khủng hoảng chuỗi cà phê sẽ còn lan rộng. Dự báo này xuất phát không chỉ từ các thông tin trên báo chí về hoạt động của một số chuỗi cà phê, mà còn từ cách làm của nhiều chủ doanh nghiệp. Cho dù rất thông cảm và chia sẻ với những người khởi nghiệp này, song cũng đã đến lúc phải có những cảnh báo nhất định.
Vội vàng nhân rộng
Việc đầu tiên có thể thấy là nếu mô hình gốc, nơi được dùng để làm mẫu nhân lên mà chưa thực sự tốt, thì không nên vội vàng vẽ ra và nhân lên. Có những nhà hàng khi mới xuất hiện thấy khá ổn, song mọi việc phát sinh khi mô hình được nhân lên. Mặt bằng đa dạng, địa điểm và quy mô khác nhau, nhưng cách xử lý vẫn như với cửa hàng đầu tiên khiến mọi việc trở nên bất ổn và khó kiểm soát.
Đó là chưa kể tới vô số lỗi do thiết kế, thi công, đồ nội thất… mà vì tốc độ tăng trưởng nhanh nên người chủ doanh nghiệp không kịp kiểm soát. Bạn sẽ chẳng bao giờ thấy thoải mái nếu uống cafe mà ngồi trên một cái ghế quá thấp và một cái bàn quá cao chẳng hạn…
Bài học khởi nghiệp từ khủng hoảng chuỗi cà phêTiếp theo là chất lượng của đồ uống, đồ ăn, phục vụ… đều có thể không có vấn đề khi chỉ có một quán, song lại lập tức có vấn đề khi nhân lên quá nhiều quán và không kiểm soát được như ban đầu nữa.
Không cân bằng nợ
Về mặt kỹ thuật đơn thuần, không có công ty nào trên thương trường dám nói là tôi không nợ ai. Hoặc là công ty đó xạo, hoặc lãnh đạo công ty đó đang thừa tiền, đang sử dụng tiền không tối ưu.
Anh nợ người ta, đồng thời anh phải cho người khác nợ, thì mới có đối tác, có làm ăn. Nếu ai đó muốn “trong veo”, không dính dáng gì đến mấy chuyện nợ vay thì tốt nhất không nên dính đến kinh doanh.
Vấn đề chỉ ở chỗ đó, anh cho người khác nợ thì người ta mới mua hàng hoá, dịch vụ của anh. Rồi anh cũng có thể nợ các nhà cung cấp, đối tác trong một hạn định nào đó như đã thoả thuận.
Nếu cân bằng được hai phần này, công ty sẽ đứng vững. Nếu chủ công ty cho nợ nhiều mà không nợ được – nhiều khi vậy – thì họ sẽ phải chịu đựng áp lực có thể sẽ rất căng và sẽ lỗ, dù tính toán ban đầu là lãi.
Còn nếu anh chỉ nợ người khác mà không cho ai nợ thì cũng hiếm, cũng khó kinh doanh trong môi trường chung hiện tại.
Có nhà đầu tư chưa hẳn hay
Giờ đây, nhiều người cũng nhìn việc có nhà đầu tư như một may mắn và mục tiêu cần phải đạt được. Và nhiều người cũng có cảm giác lấy và tiêu tiền của nhà đầu tư rất dễ.
Thực tế không phải vậy.
Thời kỳ trăng mật của việc nhà đầu tư dễ dàng tiêu tiền trên đất Việt Nam đã qua rồi. Giờ đây nếu bạn muốn có tiền của họ, cần có một kế hoạch kinh doanh “khủng” với các con số thật ấn tượng, cần có tốc độ tăng trưởng thần kỳ và cam kết lợi nhuận cao hơn cùng ngành nữa… Nhìn chung, sẽ có rất nhiều chông gai.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp ham tiền của nhà đầu tư, nhiều start-up chấp nhận bước vào một cuộc đua không kém gì đua xe công thức 1, bất kể năng lực của mình đến đây.
Vì nếu không đạt được các chỉ số cam kết thì sẽ không được giải ngân tiếp và có nguy cơ mất công ty như chơi.
Đầu tư, tốt thôi, song không dễ ăn như người ta đồn thổi và cái gì cũng có giá của nó. Tốt hơn cả có lẽ đừng cố làm “người thần”, hãy làm người thường, lớn lên một cách hữu cơ sẽ tốt hơn.