Chương trình hội viên (Membership Programs) đang ngày càng được áp dụng nhiều và phổ biến hơn so với cách tự làm việc giống như trước kia. Nếu bạn chỉ đang mới bắt đầu, hãy thêm nhiều nhóm khác nhau trên trang Facebook của mình, đủ để bạn có thể quản lý được.
Có rất nhiều cách khác nhau để có thể tiếp thị thương hiệu cho doanh nghiệp. Một trong số đó phải kể tới là mạng xã hội Facebook. Với sự hỗ trợ của nhiều tính năng đi kèm và một lượng người dùng khổng lồ, khiến bạn không thể bỏ qua nó, nếu muốn thương hiệu của mình được nhiều người biết tới.
Có bao nhiêu thương hiệu nổi tiếng mà bạn biết đến họ không sử dụng Facebook trong chiến lược kinh doanh của mình? Con số đó thực sự không quá nhiều. Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đều sở hữu một Facebook riêng cho mình, ngay cả với những doanh nghiệp nhỏ, hay doanh nghiệp địa phương với đội ngũ nhân viên thưa thớt. Trong khi Facebook Page là bộ mặt của doanh nghiệp thì Facebook Groups lại cho phép các doanh nghiệp kết nối với mọi người trong một môi trường thân thiện hơn, thường xuyên hơn, và có nhiều sự tương tác cá nhân hơn. Dưới đây là 10 lý do nên sử dụng Facebook Group trong doanh nghiệp của mình.
1. Thu hút sự quan tâm từ mọi người
Chắc hẳn ai cũng muốn được mọi người quan tâm đến những điều chúng ta đang muốn nhắc đến. Doanh nghiệp của bạn đang cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, làm thế nào để những sản phẩm hoặc dịch vụ đó có thể được khuấy động mạnh mẽ trong những cuộc trò chuyện giữa mọi người với nhau? Ví dụ: Công ty Starbucks chuyên cung cấp một số loại đồ uống cà phê khác nhau. Do đó, họ đã khuyến khích mọi người thảo luận các câu chuyện có liên quan đến đồ uống cá nhân.
Bạn có thể tập hợp lại những người có cùng quan điểm với nhau thành một nhóm, và hỏi họ những câu hỏi cũng như khuyến khích họ đặt câu hỏi để mọi người cùng thảo luận, và đưa ra giải pháp cụ thể.
Mục đích thực sự: Khi cuộc thảo luận phát triển đến cao trào, các thành viên có thể muốn mời thêm những người khác vào Facebook Groups của bạn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của chúng ta có thêm khách hàng tiềm năng hoặc các đại sứ thương hiệu để họ tiếp nối cuộc trò chuyện của bạn.
2. Nuôi dưỡng các mối quan hệ
Bạn đang có những khách hàng thân thiện sẵn sàng giới thiệu thêm bạn bè của họ và những người khác vào Facebook Groups của bạn? Đó chính là những đại sứ thương hiệu, hay những fan hâm mộ trung thành đang ủng hộ sản phẩm của bạn. Để họ tiếp nối cuộc thảo luận là một chiến lược thông minh, giúp bạn có thêm khách hàng mới cho mình.
Tuy nhiên, hãy nhớ quay trở lại cuộc đối thoại trong nhóm cộng đồng, để tim thấy cái nhìn sâu sắc hơn cho doanh nghiệp của bạn. Hơn nữa, khi xem lại ý kiến của mọi người, chúng ta sẽ tìm ra những ai đang ủng hộ mình.
Mục đích: Bạn có thể nâng thương hiệu của mình lên một tầm xa hơn, nhờ vào những fan hâm mộ hay đại sứ thương hiệu giúp bạn kể câu chuyện thương hiệu doanh nghiệp của bạn. Thậm chí tốt hơn, bạn cũng có thể giúp họ nói với những người khác để chắt lọc những tinh túy nhất bạn muốn truyền tải với mọi người.
3. Thử nghiệm ý tưởng với các bên có liên quan
Một nhà lãnh đạo thông minh có thể tạo ra một Facebook Groups để tập hợp các ý kiến và nhận được sự hỗ trợ tối đa cho dự án mà mình đưa ra. Ý tưởng thảo luận có thể đơn giản chỉ như là việc quyết định có nên đặt hoa tại tất cả các cửa ra vào trong khu trung tâm thương mại Main Street hay không, nhằm tạo ra một buổi quyên góp mới mẻ trong tương lai.
Mục đích thực sự: Những người lãnh đạo có thể tận dụng các mối quan hệ được nuôi dưỡng trong Facebook Groups để trau dồi kinh nghiệm cho những người quản trị và các thành viên chủ chốt trong tương lai.
4. Trao đổi ý kiến với các thành viên nòng cốt trong nhóm
Có thể doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn đang làm việc trên một dự án lớn hoặc một sự kiện trên toàn quốc. Bạn đang có một số lượng nhỏ các thành viên nòng cốt trong nhóm đang làm việc trên một số bộ phận của dự án. Hãy trao đổi nhiều hơn với họ thông qua Groups, đừng nên trao đổi quá nhiều qua email chúng có thể sẽ gây rườm rà cho cả hai bên.
Facebook Groups được tích hợp các thiết lập bảo mật thích hợp, cho phép mọi người có thể trao đổi ý kiến, trao đổi file, và chia sẻ đến Facebook profiles và các trang Facebook khác một cách an toàn.
Mục đích: Tạo cầu nối giữa doanh nghiệp với cá nhân một cách thoải mái và kiểm soát với khả năng 24/7.
5. Thảo luận chương trình hội viên
Chương trình hội viên (Membership Programs) đang ngày càng được áp dụng nhiều và phổ biến hơn so với cách tự làm việc giống như trước kia. Nếu bạn chỉ đang mới bắt đầu, hãy thêm nhiều nhóm khác nhau trên trang Facebook của mình, đủ để bạn có thể quản lý được.
Facebook Groups cho phép trò chuyện và trao đổi ý kiến cũng như lưu trữ tập tin. Tuy nhiên, một điểm trừ của chiến lược này là bạn sẽ không có quyền kiểm soát cộng đồng này trên trang web của mình.
Mục đích thực sự: Đó là một nơi tuyệt vời để bắt đầu chiến lược tiếp thị kinh doanh, và bạn có thể bắt đầu và kết thúc sự tồn tại của một nhóm theo ý của mình.