Tuy nhiên nhìn chung trong cuộc chiến này hãng Mc Donalds luôn chiếm lợi thế dù đối thủ của mình tung ra nhiều chiến dịch. Ví dụ như trong năm 2013 doanh thu một nhà hàng Burer King tại Mỹ là 1,2 triệu USD trong khi của Mc Donalds là 2,6 triệu USD.

“Thương trường như chiến trường” – cạnh tranh trong kinh doanh đã trở thành một quy luật không thể tránh khỏi. Dù thị trường toàn cầu vô cùng rộng lớn với hơn 7 tỷ người nhưng với sự nở rộ của các tập đoàn kinh doanh, các công ty xuyên quốc gia thị trường đó trở nên nhỏ bé vô cùng. Và tất nhiên trong hoàn cảnh đó những đơn vị hoạt động trong cùng một lĩnh vực, cùng đối tượng khách hàng sẽ trở thành đối thủ kinh doanh của nhau.
1.

Khi nhắc đến những đối thủ kinh doanh trên thế giới, điều đầu tiên mọi người nghĩ tới đó là cuộc chiến giữa hai hãng giải khát Cocacola và Pepsi. Sự cạnh tranh này đã trở thành huyền thoại, vượt mọi khoảng cách thời gian, không gian và văn hóa, được nhắc đến như là một biểu tượng của của nền kinh tế toàn cầu.

coca-cola-vs-pepsi-large

Cuộc chiến không hồi kết giữa hai Coca và Pepsi

Mặc dù kéo dài hơn một thế kỷ nhưng cuộc chiến này vẫn chưa bao giờ giảm bớt độ nóng bởi đơn giản họ có chung khách hàng mục tiêu, chỉ khi tiêu diệt được đối thủ thì doanh nghiệp của mình mới trở thành độc tôn. Sự cạnh tranh không chỉ gói gọn trong phạm vi nước Mỹ mà còn lan rộng ra toàn cầu, bất kỳ ngóc ngách nào có Coca là sẽ có Pepsi và ngược lại. Ngay ở Việt Nam hai hãng giải khát hàng đầu thế giới này cũng “chiến đấu” một cách ác liệt, tranh giành nhau từng khu vực, địa bàn một, liên kết với các đơn vị trong nước để thu hút thị phần.

Hai đối thủ kinh doanh luôn thể hiện ra mặt sự khó chịu với đối thủ từ những quảng cáo châm điếm đến những tuyên ngôn thẳng thừng của các nhà lãnh đạo. Tuy nhiên mặc dù cạnh tranh gay gắt nhưng mọi người vẫn nhìn ra được Coca vẫn chiếm vị trí số 1 trên thị trường nước giải khát, chỉ có năm 1979 lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán hàng của Pepsi vượt Coca. Nhưng thời kỳ hoàng kim này nhanh chóng chấm dứt.

Hai thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới luôn tìm cách “dìm hàng” nhau

Không ai có thể nói được cuộc chiến giữa hai thương hiệu này sẽ kéo dài bao lâu, 10 năm, 20 năm hay tận 100 năm nữa. Nhưng có thể khẳng định cặp đối thủ kinh doanh truyền kiếp này sẽ không bao giờ nhượng bộ nhau, luôn tìm mọi cách mở rộng thị phần và phát triển thương hiệu.
2. McDonald’s và

Cũng giống như cuộc đối đầu tàn khốc giữa Coca và Pepsi, McDonald’s và Burger King là cặp đối thủ kinh doanh truyền kiếp, luôn tồn tại khoảng cách vô hình, giành giật thị trường tiêu thụ fastfood. Kể từ khi ra đời vào giữa thể kỷ 20, hai thương hiệu này liên tục tung ra những chiến lược để đả bại đối thủ như sao chép thực đơn, tạo quảng cáo dìm hàng đối thủ hay mua chuộc những đơn vị đối tác.

Điển hình như trong những thập niên 70, Burger King đã định vị thương hiệu “Chất lượng bánh của Burer King cao hơn chất lượng bánh của Mc Donald”. Lời tuyên chiến trực tiếp này tạo ra bước ngoặt trong cuộc chiến tranh giành vị trí số 1 trong ngành “công nghiệp đồ ăn nhanh”. Năm 1997, hãng này tiếp tục đưa ra món mới là khoai tây chiên với dòng chữ “Mùi vị đánh bại cả Mc Donald’s”. Hay sự kiện Burger King tung ra thực đơn gần như tương đồng với đối thủ, chỉ khác là chiếc bánh Big King được quảng cáo là có lượng thịt bò nhiều hơn đối thủ 22 gram trong khi giá thành không đổi (bánh của Mc Donalds là Big Mac).

Tuy nhiên nhìn chung trong cuộc chiến này hãng Mc Donalds luôn chiếm lợi thế dù đối thủ của mình tung ra nhiều chiến dịch. Ví dụ như trong năm 2013 doanh thu một nhà hàng Burer King tại Mỹ là 1,2 triệu USD trong khi của Mc Donalds là 2,6 triệu USD.
3. Microsoft và

Cuộc cạnh tranh giữa hai ông lớn làng công nghệ này còn được ví von là cuộc đấu trí giữa Bill Gates và Steve Jobs (dù hiện nay Steve Jobs đã mất). Mặc dù không ác liệt như 2 cặp đối thủ kinh doanh trên nhưng cuộc chạy đua giữa hai thương hiệu này đã làm thay đổi bộ mặt thế giới.

Trải qua những thăng trầm trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, Microsoft vẫn luôn đi đầu với hệ điều hành Windows, đặc biệt là sau sự xuất hiện của Win 7 (với hơn 90 triệu bản trong 5 tháng ra mắt). Đặc biệt trong những thập niên 80 do những thay đổi không phù hợp trong chiến lược quản lý mà cuộc chơi hoàn toàn tuột khỏi tay Apple và họ bị tụt hạng thảm khốc trong cạnh tranh. Đó là thời kỳ hoàng kim của Microsoft – ông trùm làng công nghệ, họ tăng trưởng theo cấp số nhân mà không hề sợ cạnh tranh.

Nhưng tới năm 1997 khi Steven Jobs trở lại đã vạch ra một chiến lược với đưa Apple tiến dần vảo kỷ nguyên mới hậu PC dù phải nhận 150 triệu USD đầu tư từ Bill Gates. Họ phát triển mạnh mẽ và trở thành cường quốc trong thế giới công nghệ, cho ra đời hàng loạt sản phẩm từ Ipod, Ipad, đặc biệt là Iphone đã thay đổi cuộc đời của hãng công nghệ này, vượt qua đối thủ kinh doanh truyền kiếp của mình. Microsoft vẫn liên tục phát triển và cạnh tranh nhưng dường như chưa có sự đột phá mạnh nào để tìm lại vị thế như xưa.

Tuy nhiên nhìn chung cuộc cạnh tranh này dù khốc liệt nhưng khiến cuộc sống cải tiến không ngừng, luôn đổi mới theo hướng hiện đại, giúp con người nhiều hơn trong cuộc sống. Với sự ra đời của Win 8 và sắp tới là 10 của Microsoft hay những sản phẩm bí ẩn của Apple sẽ hứa hẹn cuộc chiến giữa hai đại gia công nghệ vẫn còn tiếp tục.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

BÌNH LUẬN