Cuối cùng, sự hợp tác này cho phép chúng tôi hoàn thành một cơ sở dữ liệu thật sự của lịch sử – những thứ mà nhóm của Karenowska thừa nhận là sẽ không thể thực hiện được trong vài năm ngắn ngủi.
Một sự hợp tác giữa các chuyên gia kỹ thuật tại Đại học Oxford, Quỹ Tương lai Dubai, UNESCO và hàng loạt tổ chức khác nhằm dựng lên hàng triệu hình ảnh 3D cho các hiện vật bị đe dọa nhằm bảo tồn chúng cho thế hệ tương lai.
Một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay là việc các hiện vật lịch sử dần biến mất. Mỗi năm, các hiện vật quý giá bị biến mất bởi tác động của con người hay sự phá hủy của thời gian. Vấn đề này cũng không quá bất ngờ, nó vẫn xảy ra từ trước đến nay. Tuy nhiên, một sự tàn phá di tích mới vừa được xuất hiện gần đây, đó là quân khủng bố.
“Nhận thức trong cộng đồng di sản khảo cổ học và văn hóa học ngày càng được tăng lên, chúng ta thấy được sự nguy hiểm của việc xóa sạch văn hóa có hệ thống, các vụ phá hoại giờ đây được thực hiện bởi các tổ chức khủng bố trên thế giới”, Alexy Karenowska, Giám đốc Công nghệ tại Viện Khảo cổ Kỹ thuật số và là nhà nghiên cứu tại Đại học Magdalen, nhấn mạnh về bạo lực ngày càng tăng đối với các di tích lịch sử và văn hóa.
Một trong những nỗ lực bảo tồn các hiện vật, Karenowska và nhóm của bà đang chuyển sang một ‘vị cứu tinh’ mới, đó là hình ảnh 3D.
Tạo lập cơ sở dữ liệu cho quá khứ
Nhóm của Karenowska đã tham gia Quỹ Tương lai Dubai, UNESCO và hàng loạt các tổ chức khác nhằm dựng hàng triệu hình ảnh 3D cho các hiện vật bị đe dọa trên khắp toàn cầu. Nỗ lực của họ nhằm hy vọng tạo lập một cơ sở dữ liệu mở để ai cũng có thể sử dụng được cho mục đích nghiên cứu hoặc đơn giản là tìm hiểu về lịch sử.
“Những di tích bị nhắm mục tiêu để phá hủy thường là những tài liệu cổ quan trọng. Vì vậy dự án của chúng tôi sẽ sử dụng công nghệ máy ảnh lập thể để cứu các tài liệu khỏi nguy cơ bị biến mất”, Karenowska nói thêm. Sau cùng, các tài liệu sẽ được tải lên cổng thông tin của nhóm nghiên cứu và bổ sung vào kho dữ liệu nguồn mở Million Image Database.
Điều đáng chú ý, ngoài thành viên của nhóm nghiên cứu, họ còn mời gọi người dân địa phương nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa văn hóa và lịch sử trong cộng đồng dân cư ở nơi đó. “Những người dân địa phương sẽ chụp ảnh các hiện vật qua máy ảnh lập thể mà chúng tôi cung cấp, sau đó sẽ gửi dữ liệu về Anh Quốc để xử lý hậu kỳ”, Karenowska giải thích cách hoạt động của dự án.
Hình ảnh 3D một khu di tích đã được dựng. Ảnh: Viện Khảo cổ học Kỹ thuật số
Dự án nghe qua có vẻ khá đơn giản. Tuy nhiên, đây là một dự án rất tốn thời gian và việc bảo tồn tất cả cổ vật thật sự là một thách thức hoành tráng. Những công nghệ mới nhất sẽ được trang bị trong những chiếc máy ảnh rẻ tiền, nhẹ và dễ sử dụng. Nhóm của Karenowska đã chuẩn bị khoảng 5000 chiếc máy ảnh và sẽ được phân phát cho những người thực hiện dự án trong năm 2016.
Sử dụng công nghệ mới và được sự hỗ trợ của các tổ chức liên kết, cơ sở dữ liệu của Million Image Database sẽ phát triển nhanh chóng hơn nhiều so với hy vọng ban đầu. “Chúng tôi rất biết ơn chính phủ các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và các đối tác khác đã giúp đỡ chúng tôi ở nhiều mức độ. Sự ủng hộ cho phép chúng tôi mở rộng dự án hơn so với những gì được lên kế hoạch ban đầu”, Karenowska nói.
Cuối cùng, sự hợp tác này cho phép chúng tôi hoàn thành một cơ sở dữ liệu thật sự của lịch sử – những thứ mà nhóm của Karenowska thừa nhận là sẽ không thể thực hiện được trong vài năm ngắn ngủi.
Giữ lấy lịch sử bằng công nghệ hiện tại
“Công nghệ có tiềm năng rất lớn trong việc bảo tồn di sản văn hóa, những công nghệ phân tích mà thậm chí 10 năm trước đây, nó chỉ tồn tại trong Star Trek. Chúng tôi có thể sử dụng công nghệ để xác định tuổi của hiện vật, nguồn gốc của chúng và vật liệu được sử dụng để tạo ra”, Karenowska nói.
Nếu công nghệ tiến bộ theo cách mà Karenowska suy nghĩ, thì việc sử dụng công nghệ sẽ mở rộng không chỉ khả năng nghiên cứu và học tập, mà còn tăng sự hấp dẫn thị giác. “Trong tương lai, những công nghệ khác nhau có thể được áp dụng cho những mô hình 3D phức tạp để tạo ra những sản phẩm thực tế ảo nhằm tăng trải nghiệm, hoặc thậm chí là khôi phục lại các di tích này”, Karenowska chia sẻ.
Công nghệ không chỉ bảo tồn hiện vật lịch sử, mà còn đem chúng trở lại cuộc sống của chúng ta.